Trong giai đoạn diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19, người hội chứng ruột kích thích đứng trước nguy cơ nặng hơn, dễ biến chứng nguy hiểm.
Trong đường ruột của con người có khoảng 100 triệu tế bào thần kinh kết nối với não bộ, được gọi là trục não- ruột. Lợi khuẩn chính là yếu tố giúp kiểm soát các cảm giác căng thẳng, stress, sản xuất vitamin nhóm B.
Người mắc hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố tâm lý, có mối quan hệ với yếu tố căng thẳng stress - sẽ buồn đi vệ sinh, đau quặn. Lý giải điều này, khoa học giải thích, khi não bị căng thẳng sẽ tắc động xuống làm rối loạn nhu động ruột, gây ra những cơn đau co thắt mạnh ở đại tràng và chúng có thể biến chứng nặng hơn, tiêu diệt một lượng lớn lợi khuẩn dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Liên hệ với dịch bệnh COVID-19, dịch bệnh ngoài có tác động mạnh đến người cao tuổi, nhóm người có bệnh lý nền thì những người có tiền sử mắc bệnh hội chứng ruột kích thích cũng cần được chú ý. Lo lắng, căng thẳng khiến lợi khuẩn bị phá hủy, không cung cấp đủ vitamin nhóm B là thức ăn cho não bộ nên các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, trướng hơi, phân lúc lỏng, lúc táo càng trầm trọng.
Vì vậy nếu người bệnh không chú trọng bổ sung lợi khuẩn tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật đường sẽ càng trở nên trầm trọng, nên rối loạn tiêu hóa triền miên, dễ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng…
Bổ sung lợi khuẩn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc chữa trị bệnh hội chứng ruột kích thích, nhất là lợi khuẩn bifidobacterium (bifido). Vì đây là loại lợi khuẩn chính chiếm hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng. Riêng ở đại tràng bifido chiếm gần như tuyệt đối 99% tổng số lợi khuẩn.
Việc bổ sung lợi khuẩn sống bifido sẽ giúp người bệnh cải thiện hệ thống não - ruột, đảm bảo cung cấp vitamin B cho não bộ, cải thiện tinh thần, hạn chế những cảm giác căng thẳng, giúp cân bằng đường ruột.
Khi người bệnh đổ sung đủ bifido, sẽ đảm bảo 3.000 enzym tiêu hóa thức ăn, giúp người bệnh dứt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và giúp người bệnh hạn chế các cơn đau bụng quặn thắt, đường ruột êm hơn. Ngoài ra, việc bổ sung lợi khuẩn còn giúp hệ miễn dịch được cải thiện, giúp bảo vệ sức khỏe trước mùa dịch COVID-19.
Người bệnh ngoài việc bổ sung lợi khuẩn bằng thực phẩm hỗ trợ, các loại sữa chua uống, thực phẩm...thì cũng cần chú ý đến việc sinh hoạt và chế độ ăn trong mùa dịch. Trong thời gian 15 ngày hạn chế ra đường, việc làm lúc này là tuân thủ các phương pháp phòng tránh dịch bệnh như WHO và Bộ Y tế khuyến cáo thì việc tạo ra cho mình những không gian giúp hạn chế căng thẳng, stress là rất quan trọng.
Stress, căng thẳng khi ở nhà nhiều có thể được cải thiện bằng cách:
- Thực hiện thời gian biểu khoa học: Không dậy muộn vào buổi sáng, không thức khuya - điều này sẽ khiến cơ thể bạn thêm uể oải, các cơ quan nội tạng hoạt động quá sức.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Không nên ăn các đồ ăn chế biến sẵn, có thời gian ở nhà nên bạn có thể "đầu tư" vào việc nấu các món ăn bổ dưỡng vừa cung cấp sức khỏe vừa giúp cải thiện sức đề kháng trong mùa dịch.
- Đối với người có đường ruột yếu: Cần ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các đồ chế biến lạ có thể gây kích thích đường ruột. Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế ăn rau sống, đồ tanh.
- Tăng cường tập thể dục: Nếu bạn không thể ra ngoài và đến phòng tập, hãy tận dụng những vật dụng sẵn có trong gia đình để thực hiện những bài tập giúp xương khớp linh hoạt hơn. Việc tập luyện cũng giúp kích thích hormone giải tỏa căng thẳng.
- Tạo cho mình những niềm vui: Bạn có thể trồng cây, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa, trò chuyện nhiều hơn với người thân trong gia đình, lên kế hoạch làm một điều gì đó...sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác căng thẳng mệt mỏi trong mùa dịch COVID-19.