Người cao tuổi có thể sống bao lâu nếu mắc COPD? Để đánh giá được tiên lượng sống ở người cao tuổi bị mắc COPD sống được bao lâu thì ngoài tuổi tác, các bác sĩ còn dựa vào một số tiêu chuẩn đánh giá liên quan tới giai đoạn bệnh hay trọng lượng cơ thể, mức độ khó thở,...
Dưới đây là các tiêu chuẩn đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:
Một trong những phương pháp hiện đại nhất để đánh giá về tình trạng COPD là áp dụng tiêu chuẩn GOLD. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán chính xác dựa vào tuổi thọ và giai đoạn bệnh. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh có hướng và liệu trình điều trị thích hợp nhất. GOLD tập hợp các chuyên gia đầu ngành về hô hấp, cập nhật nghiên cứu, mang tới thông tin cho các y bác sĩ trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
GOLD sẽ giúp đánh giá tình trạng của người bệnh dựa vào kết quả đo thể tích thở ra trong giây thở đầu tiên hay còn gọi là chỉ số FEV1. Ngoài ra, tình trạng bệnh còn dựa vào các triệu chứng và tần suất nhập viện của bệnh nhân.
Dựa vào chỉ số FEV1 sẽ được chia thành 4 nhóm như sau:
- Nhóm A - Nguy cơ thấp, ít triệu chứng: có 0 - 1 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua (đợt cấp không nhập viện và không phải sử dụng kháng sinh, corticosteroid) và mMRC 0 - 1 hoặc CAT < 10.
- Nhóm B - Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng: có 0 - 1 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua (đợt cấp không nhập viện, không phải sử dụng kháng sinh, corticosteroid) và mMRC ≥ 2 hoặc điểm CAT ≥ 10.
- Nhóm C - Nguy cơ cao, ít triệu chứng: có ≥ 2 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua (hoặc 1 đợt cấp nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí quản) và mMRC 0 - 1 hoặc điểm CAT <10.
- Nhóm D - Nguy cơ cao, nhiều triệu chứng: có ≥ 2 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua hoặc 1 đợt cấp phải nhập viện và mMRC ≥ 2 hoặc điểm CAT ≥ 10.
Bên cạnh đó, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người cao tuổi còn được đánh giá dựa vào các triệu chứng lâm sàng như khó thở, mức độ và tần suất các đợt bùng phát có thể phải nhập viện. Bệnh nhận sau đó sẽ được xếp vào 4 nhóm: A, B, C và D. Theo thông tin mới nhất của GOLD, bệnh nhân được đánh giá ở giai đoạn 4, trong đó nhóm D là mức độ bệnh nghiêm trọng nhất. So với người bệnh ở giai đoạn 1, tuổi thọ của những người này sẽ ngắn hơn.
Bên cạnh GOLD, người bệnh cũng được đánh giá tình trạng bệnh dựa vào chỉ số BODE. Chỉ số này gồm có:
- Trọng lượng của cơ thể (Body mass)
Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể, thể trọng và là công cụ được dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI chuẩn sẽ tính dựa vào cân nặng và chiều cao, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành. Nhờ vào chỉ số này bạn sẽ viết được cơ thể thừa cân, thiếu cân hay không. Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong tình trạng thiếu cân thường có khả năng sống không lâu dài như người có cân nặng đầy đủ.
BMI được tính theo công thức:
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
- Tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí (Airflow obstruction)
Điều này đề cập đến FEV1, như trong tiêu chuẩn đánh giá GOLD.
- Biểu hiện khó thở (Dyspnea)
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng khó thở là tác nhân ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh COPD.
- Khả năng tập thể dục (Exercise capacity)
Bạn sẽ được kiểm tra khả năng chịu đựng của cơ thể khi đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một bài kiểm tra đi bộ trong khoảng 6 phút.
>> Người bị COPD nên tập thể dục như thế nào? Có bài tập nào phù hợp không?
Khi mắc phải bệnh COPD là tình trạng viêm là một trong những triệu chứng phổ biến. Do đó, thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu viêm vô cùng cần thiết.
Theo một vài nghiên cứu về bệnh này cho thấy tỷ lệ bạch cầu ái toan, tỷ lệ bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho (NLR) có mối tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bằng cách này, bác sĩ có thể dự đoán được người cao tuổi có thể sống bao lâu nếu mắc COPD.
Người cao tuổi có thể sống bao lâu nếu mắc COPD? Với các bệnh có tính nghiêm trọng như COPD, tuổi thọ là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến mức độ và giai đoạn tiến triển của bệnh.
Trong một nghiên cứu năm 2009, một người đàn ông 65 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đang hút thuốc lá có mức giảm tuổi thọ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh như sau:
- Giai đoạn 1: 3,6 tháng
- Giai đoạn 2: 2,2 năm
- Giai đoạn 3 hoặc 4: 5,8 năm
Qua nghiên cứu này cũng biết rằng tuổi thọ của bệnh nhân COPD mà vẫn hút thuốc sẽ giảm thêm 3,5 năm so với người chưa bao giờ hút thuốc. Còn đối với người đã từng hút, tuổi thọ giảm bớt theo giai đoạn bệnh như sau:
Đối với người từng hút thuốc trước đó, thời gian tuổi thọ giảm bớt theo giai đoạn COPD như sau:
- Giai đoạn 2: 1,4 năm
- Giai đoạn 3 hoặc 4: 5,6 năm
Đối với những người chưa từng hút thuốc, thời gian tuổi thọ giảm là:
- Giai đoạn 2: 0,7 năm
- Giai đoạn 3 hoặc 4: 1,3 năm
Người cao tuổi có thể sống bao lâu nếu mắc COPD? Việc sống được bao lâu phụ thuộc vào việc người bệnh có có cố gắng ngăn chặn sự phát triển của bệnh hay không. Để ngăn chặn hiệu quả bạn nên có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế bệnh phát triển lên cấp độ cao hơn. Việc đầu tiên là ngừng hút thuốc nếu bạn vẫn đang dùng.
Bên cạnh đó, bạn hãy tránh khói thuốc hoặc các tác nhân khác như ô nhiễm không khí, bụi mịn, hóa chất độc hại. Ngoài ra, một chế độ sống lành mạnh cũng góp phần giúp gia tăng tuổi thọ của người bệnh.
Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/copd/life-expectancy#mortality-rates