Người bị viêm họng mãn tính nên được chăm sóc như thế nào?

Người bị viêm họng mãn tính nên được chăm sóc như thế nào?
Đối với những gia đình có người thân bị bệnh viêm họng mạn tính thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh viêm họng mãn tính.

Viêm họng mãn tính gây ra phiền toái, khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là vào ban đêm. Triệu chứng của bệnh có thể kéo dài trong một thời gian dài và để lại di chứng cho người bệnh. Vì vậy, cách chăm sóc phù hợp cho người bệnh để làm thuyên giảm bệnh cũng như giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

1. Biểu hiện của viêm họng mãn tính

- Ho khan: Ho là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu của bệnh viêm họng mãn tính. Ho khan hoặc ho có đờm còn phụ thuộc vào cơ địa và giai đoạn phát triển của bệnh, cơn ho thường kéo dài và hay xuất hiện về đêm.

- Đau họng: đây là dấu hiệu để giúp bạn dễ dàng nhận biết mình đang mắc phải bệnh viêm họng mãn tính. Cơn đau âm ỉ khó chịu, bạn chỉ cần nuốt nước bọt cũng có cảm giác đau tức họng.

- Ngứa họng: Cảm giác này thường xảy ra trong các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm họng do dị ứng. Bạn có cảm giác ngứa khó chịu như đang mắc phải vật gì đó trong họng, vì vậy bạn chỉ muốn khạc ho để đẩy dị vật ra bên ngoài.

- Sốt: Trong trường hợp bị viêm họng nặng thì sốt chính là dấu hiệu điển hình báo hiệu cơ thể bạn đang bị bệnh. Đồng thời, nếu kết hợp với nhiều triệu chứng ở trên thì chắc chắn bạn đang viêm họng và nên đến bác sĩ để thăm khám.

- Xuất hiện đờm: Dựa vào màu sắc của đờm để bạn có thể nhận biết được nguyên nhân gây bệnh. Nếu như là do siêu vi thì đờm sẽ có màu trắng trong, còn với nguyên nhân là do bội nhiễm do vi khuẩn thì đờm sẽ có màu xanh nhạt.

- Một vài triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng nêu trên thì người mắc phải bệnh viêm họng mãn tính còn có thể xuất hiện một vài biểu hiện khác như: Cơ thể mệt mỏi, kèm theo sổ mũi, hắt xì hơi, khan họng, mất tiếng, chán ăn, …

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

* Viêm mũi họng mãn tính có liên quan khá nhiều đến yếu tố di truyền.

* Viêm mũi họng cấp kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần, chưa triệt để.

* Do người bệnh tiếp xúc với bụi nhà, nấm mốc, lông vật nuôi, phấn hoa…

* Do vẹo vách ngăn, polyp…

* Dịch nhầy xuất tiết từ mũi luôn chảy xuống họng gây nhiễm khuẩn họng, gây viêm bội nhiễm.

Do nghẹt mũi – khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng. Không khí thở trực tiếp bằng miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng tăng nguy cơ viêm họng, gây viêm nhiễm ở xoang mũi.

3. Chăm sóc người bị viêm họng mãn tính

Bệnh viêm họng mãn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi. Điều trị viêm họng mãn tính bác sĩ cần:

- Khi xác định được nguyên nhân gây viêm họng mãn tính cần phải điều trị loại trừ hết nguyên nhân gây bệnh.

- Cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có.

- Giải quyết sự lưu thông của mũi: dị hình vách ngăn, polyp mũi, thoái hóa cuốn mũi dưới.

- Loại bỏ các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh nơi khói bụi.

- Hạn chế nói để giảm thiểu khó chịu và những thay đổi của giọng nói. Súc họng vệ sinh thường xuyên.

- Súc họng hoặc khí dung nước muối ấm vào buổi sáng làm giảm khó chịu cho vùng họng.

- Điều trị dị ứng (nếu do thể địa).

- Cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 - 3 lần. Người bệnh cần đến các chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và có cách điều trị hợp lý.

Trên đây là bài viết tổng quan nhất về cách chăm sóc người bệnh viêm họng mãn tính. Hy vọng những thông tin bổ ích này có thể giúp ích cho những bệnh nhân đang mắc phải viêm họng hạt và những người chưa mắc bệnh có cách phòng tránh tốt nhất.


Tác giả: Thanh Hoa