Người bị vẩy nến nên ăn gì?

Người bị vẩy nến nên ăn gì?
Vẩy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính gây ra khó chịu, ngứa ngáy, khiến người bệnh rất mất tự tin. Thế nhưng, đừng quá lo lắng vì chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp các triệu chứng bệnh đi nhiều. Vậy, người bị vẩy nến nên ăn gì?

Vẩy nến là loại bệnh ngoài da mãn tính, thường tái phát theo tính chu kì. Mặc dù bệnh lành tính và không gây nhiều nguy hiểm nhưng lại rất khó chữa và tốn thời gian. 

Vì vậy, nhiều người chấp nhận sống chung cùng căn bệnh này và áp dụng các chế độ ăn uống phù hợp để làm dịu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến

Do từ trước đến nay, vẩy nến là căn bệnh chưa được xác định rõ nguyên nhân nên không có loại thuốc hay biện pháp điều trị dứt điểm nào. 

Gần đây, các nghiên cứu về di truyền học đã công bố đây là một loại bệnh "tự miễn", nghĩa là bệnh có tính di truyền và có cơ chế tự miễn dịch. 

Bên cạnh đó, một số yếu tố môi trường bên ngoài cũng có thể là tác nhân gây vẩy nên như sử dụng chất kích thích, điều kiện môi trường sống,...

2. Dấu hiệu và triệu chứng của vẩy nến

Nếu da bạn xuất hiện những mảng đỏ với màu khác biệt hẳn với vùng da bên cạnh, cứng gồ lên, và có ranh giới bao bọc xung quanh. 

Da đầu là vùng thường xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất của vẩy nến. Khi bệnh ở giai đoạn đầu, nhiều người thường nhầm các mảng màu này với nấm da đầu. 

Tuy nhiên nếu là vẩy nến, các vùng đỏ sẽ nhanh chóng lan ra phía trán, thậm chí là khắp da đầu, tạo thành một lớp vẩy da. Khi ngứa gãi, lớp vẩy da sẽ bong tróc như sáp nến.

Ảnh 2.

Dấu hiệu của vẩy nến (Anh: Internet)

Điều trị thuốc thường chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, sau đó bệnh sẽ tái phét. Vì vậy, để hiệu quả trị bệnh lâu dài, bệnh nhân nên áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý. Vậy, người bị vẩy nến nên ăn gì và không nên ăn gì?

3. Người bị vảy nến nên ăn gì?

Các bác sĩ cho biết họ nhận được rất nhiều câu hỏi từ bệnh nhân bị vảy nến như, bị vẩy nến nên ăn gì, bị vẩy nến không nên ăn gì hay bị vẩy nến ăn gì chữa khỏi,...

Dưới đây là những thực phẩm mà người bị vảy nến nên bổ sung cho bữa ăn hàng ngày của mình:

3.1. Cá biển

Các loại cá biển giàu omega-3 là loại thực phẩm rất tốt cho người bị vảy nến. Omega-3 khi vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng cản trở các chất gây viêm gây nên bệnh vẩy nến như leucotriene 3 và 5. 

Để tăng hiệu quả điều trị bênh, người bị vẩy nến nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày khoảng 150g cá biển như cá hồi, cá thu, các nục,...

Người bị vảy nến nên ăn các loại rau quả giàu beta-caroten có tác dụng bảo vệ cấu trúc da hữu hiệu trước sự tấn công của vi khuẩn. Bơ, xoài, cà rốt là những loại trái cây tốt nhất cho bệnh nhân vảy nến.

Ảnh 3.

Người bị vẩy nến nên ăn cá biển (Ảnh: Internet)

3.2. Mè đen

Một loại acid béo tương tự như omega-3 được tìm thấy trong mè đen, giúp củng cố sự liên kết dưới da. 

Người bị vẩy nến nên chuẩn bị một lọ mè đen để sử dụng hàng ngày, sẽ có tác dụng cải thiện bệnh rõ rệt.

Ảnh 4.

Mè đen rất tốt cho người bị vẩy nến (Ảnh: Internet)

3.3. Bông cải xanh

Cơ thể chúng ta trong quá trình tổng hợp kháng thể cần một lượng lớn axit folic. Bông cải xanh chính là một nguồn cung cấp axit folic dồi dào mà bạn nên ăn mỗi ngày.

3.4. Ngao, sò

Ngao, sò cung cấp lượng khoáng chất kẽm lí tưởng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu bạn không phải một người bị dị ứng hải sản, đừng bỏ qua nguồn thực phẩm tuyệt vời để điều trị vảy nến này nhé!

4. Người bị vảy nến không nên ăn gì?

Các món chứa nhiều đạm và tính tanh: Đây là những thực phẩm người bị vẩy nến cần lưu ý tránh, đặc biệt là đồ ăn lạ và thực phẩm đóng hộp vì dễ gây dị ứng. 

Trứng, đồ hộp, lạp xưởng, cua, tôm là những ví dụ điển hình. Các chất kích thích như bia, rượu, đồ ăn cay nóng cũng không tốt cho người bị vảy nến, dễ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, nên cần tuyệt đối lưu ý.

Ảnh 5.

Người bị vảy nến cần tránh thức ăn nhiều đạm (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, để kiểm soát bệnh ở trạng thái ổn định, người bị vẩy nến không nến tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, thân trọng với mỹ phẩm vì chúng có thể gây kích ứng da. 

Tắm nắng 15 phút mỗi sáng sớm cũng được khuyên áp dụng nhưng không nên phơi nắng quá lâu. Để ngăn chặn bệnh lan rộng, người bệnh không được tắm nước nóng và tác động mạnh vào vùng da tổn thương bằng cách kì cọ, chà xát,...

Theo Sức khỏe Đời sống

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên