Như đã biết, sỏi thận là bệnh lý liên quan chặt chẽ đến ăn uống. Do đó, người bị sỏi thận cần kiêng khem rất kỹ, thay đổi chế độ ăn uống trong điều trị.
Trong đó, nhiều người vẫn thắc mắc không biết có nên uống sữa trước khi đi ngủ hay không. Câu trả lời là không nên. Yếu tố quan trọng hình thành do trong nước tiểu là gia tăng đột ngột nồng độ canxi trong thời gian ngắn.
Bởi vì trong sữa có chứa nhiều canxi, nếu uống trước khi đi ngủ có thể khiến có thể bị dư thừa canxi gia tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Trong 2 đến 3 giờ sau ngủ là thời gian đỉnh cao của nồng độ canxi qua thận. Khi bạn trong trạng thái ngủ, nước tiểu đậm đặc và nồng độ canxi qua thận lớn dễ tạo thành sỏi. Do vậy bệnh nhân sỏi thận được khuyên không nên uống sữa trước khi đi ngủ. Nhiều bệnh nhân thắc mắc bị sỏi thận có nên uống sữa không, đặc biệt là bảo buổi tối thì hy vọng bạn đã có câu trả lời.
Ngoài sữa, chuyên gia cũng khuyến cáo người bị sỏi thận nên tuân thủ một số quy tắc ăn uống như sau.
Dầu gan cá tuyết rất giàu vitamin D, có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi và photpho qua màng ruột. Dùng nhiều dầu này dẫn đến sự gia tăng đột ngột canxi và photpho trong nước tiểu, tạo kết tủa, dễ hình thành sỏi.
Ăn uống thanh đạm, tránh ăn chua, cay, mặn...gây áp lực cho thận, khiến thận phải hoạt động nhiều hơn. Đây là điều người bị sỏi thận nên chú ý.
Người bị sỏi thận thường được khuyên ăn nhiều trái cây và rau xanh, tuy nhiên không phải trái cây nào cũng ăn được. Một số loại rau và hoa quả chứa nhiều axit oxalic như quả nho, sung khô, các loại hạt, cà chua, rau bina...Các loại rau quả nên ăn bao gồm:
Người bị sỏi thận có nên uống sữa buổi tối không?
Chanh có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đàm, kháng khuẩn chống viêm, tốt cho người bị sỏi thận.
Theo Đông y, đậu đỏ có tính hơi hàn, tác dụng bổ tỳ, giải độc, dùng riêng hoặc chung với lòng đỏ trứng gà giúp tiêu sỏi thận.
Trái dâu đỏ tươi mọng nước, giàu vitamin C, giúp thông cổ họng, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tốt cho thận.
Cám lúa mì tính nóng, vị ngọt, có tác dụng trị tiêu chảy và ngăn ngừa sỏi thận tái phát.
Lê rất giàu vitamin B1 và vitamin C, mang lại lợi ích tuyệt vời trong việc hòa tan sỏi thận.
Mật ong chứa nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng điều trị sỏi thận.
Nấm mèo giàu các nguyên tố vi lượng và khoáng chất, giúp hòa tan sỏi thận. Ăn nấm mèo có thể gây phản ứng hóa học mạnh với nhiều loại sỏi, từ đó giúp hòa tan và bài tiết sỏi.
Dưa hấu là thực phẩm tốt cho thận vì nó làm tan sỏi thận. Đây cũng là một bài thuốc lợi tiểu tự nhiên.
Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp độc giả giải đáp thắc mắc bị sỏi thận có nên uống sữa buổi tối không và các loại thực phẩm bổ dưỡng giúp người bệnh sớm phục hồi.