Nóng trong người (nóng gan) xảy đến do chức năng gan (bộ phận giải độc cho cơ thể) có vấn đề. Bên cạnh nóng trong người, bệnh nhân còn cảm thấy các hiện tượng miệng háo khát, da khô và nóng, nước tiểu vàng, tiểu tiện nóng và ít, táo bón, mề đay, dị ứng, mụn nhot, mẩn ngứa,…Khả năng nhiễm trùng qua đường sinh dục, tiết niệu, tiêu hóa của bệnh nhân cũng tăng cao.
Để loại bỏ hiện tượng nóng gan, bệnh nhân cần cải thiện khả năng giải độc cho gan và làm mát gan. Các thực phẩm giàu năng lượng, thanh đạm, dễ tiêu hóa, tính mát như bí đao, ngó sen, mướp đắng, rau má,…cũng có công dụng làm mát gan. Lối sống khoa học hài hòa cũng giúp gan tránh phải làm việc quá nhiều dẫn tới quá tải.
Tuy nhiên, trong quá trình làm mát gan, bệnh nhân cũng cần chú ý một vài điều nên tránh trong danh sách nóng gan nên kiêng gì cho tốt dưới đây.
Đồ cay nóng không tốt cho hoạt động của gan (Ảnh: Phunutoday.vn)
Thực phẩm cay nóng gia tăng nhiệt độ của cơ quan tiêu hóa. Điều này khiến các chức năng tiêu hóa bị mất cân bằng, gây áp lực lên quá trình hoạt động của gan.
Vậy nên, trong danh sách nóng gan nên kiêng gì, đồ cay nóng luôn có vị thế trong nhóm đầu.
Thực phẩm làm sẵn không nên dùng nhiều vì chứa chất bảo quản (Ảnh: Tranmao.com)
Thực phẩm làm sẵn cùng là một điều cần tránh trong danh sách nóng gan nên kiêng gì.
Để bảo quản được lâu, thực phẩm làm sẵn thường được để cùng một lớp bảo vệ với các chất bảo quan. Mà các chất bảo quan lại không tốt với sức khỏe con người. Với gan cũng không phải ngoại lệ.
Khói thuốc lá có khả năng ức chế các tế bào gan (Ảnh: Thoidai.com.vn)
Không chỉ trong danh sách nóng gan nên kiêng gì, rất nhiều danh sách kiêng kỵ khác của nhiều bệnh khác đều có sự xuất hiện của thuốc lá.
Các loại khí thải không khí nói chung và khói thuốc lá nói riêng vô cùng có hại cho cơ thể con người. Chúng tác động xấu tới hoạt động của gan và nhiều bộ phận khác. Khả năng phục hồi và tái sinh của các tế bào gan bị ức chế nếu con người hít các loại khí thải này thường xuyên.
Rượu luôn xuất hiện trong danh sách nóng gan nên kiêng gì (Ảnh: Soha)
Cồn trong rượu được gan chuyển hóa tới 90%. Dẫu vậy, rượu lại không mang tới gan điều gì tốt đẹp.
Cồn có khả năng phá hủy toàn bộ hệ thống xúc tác của các tế bào gan. Bệnh nhân viêm gan cấp tính hay mãn tính, bệnh tình có thể chuyển biến nguy hơn với chỉ một chút rượu.
Thuốc kháng sinh chứa các chất gây độc cho gan (Ảnh: Petrotimes)
Hiện nay, thuốc Tây đã trở nên rất phổ biến trong các quá trình khám chữa bệnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng lại không có lợi cho cả bộ phận thận và gan. Trong đó, khoảng 2/3 thuốc Tây chứa chất độc ảnh hưởng tới gan. Nếu sử dụng thuốc Tây chứa chất gây độc tới gan, bệnh nhân có khả năng gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Tốt nhất, bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ bởi không phải thuốc nào cũng trong danh sách nóng gan nên kiêng gì. Nếu dị ứng hoặc có vấn đề với thành phần thuốc nào, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn để có hướng điều trị đúng cách.
Dùng nhiều thuốc bổ lại trở thành "bổ ngửa" (Ảnh: Dân trí)
Thuốc bổ tất nhiên mang lại sự bổ ích cho sức khỏe người sử dụng. Nhưng sử dụng quá nhiều thuốc bổ lại trở thành con dao hai lưỡi nguy hiểm rất nhiều người không để ý.
Lạm dụng thuốc bổ sẽ khiến sự cân bằng chức năng gan bị ảnh hưởng. Từ đó, quá trình lọc chất độc bị đình trệ và sức khỏe người sử dụng gặp vấn đề.
Nóng gan không phải căn bệnh quá nguy hiểm tới sức khỏe bệnh nhân. Tuy vậy, nếu cứ để yên như vậy, bệnh cũng không thể tự biến mất. Vậy nên, bệnh nhân nên kiên trì điều trị bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, vấn đề nóng gan nên kiêng gì cũng cần chú tâm đúng mức và thực hiện chuẩn xác để mau chóng khỏi bệnh.