Những người mắc bệnh đau thần kinh tọa sẽ cần cắt giảm các hoạt động sinh hoạt để hạn chế cảm giác đau nhức khó chịu mỗi khi cử động. Cơn đau dai dẳng và nghiêm trọng. Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục hay không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thực tế, mặc dù hoạt động thể dục thể thao điều độ có thể góp phần thuyên giảm cơn đau nhưng để tình trạng đau thần kinh tọa khỏi hoàn toàn, người bệnh vẫn cần phối hợp với phương pháp điều trị khác.
Một số bệnh nhân đã trải qua các cơn đau thần kinh tọa đã chứng minh rằng việc tập luyện thể dục thể thao có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh. Vậy thực tế liệu bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay tập thể dục hay không?
Trong phần lớn các trường hợp bệnh, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên hạn chế vận động và nghỉ ngơi nhiều để tránh gây cơn đau nặng nề hơn do tác động đến vùng chịu thương tổn.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn yêu cầu người bệnh hoạt động với cường độ nhẹ nhàng. Như vậy sẽ có thể tránh tình trạng ít vận động gây suy cơ, nguy hiểm nhất có thể dẫn đến bại liệt nửa thân. Trong số các hoạt động rèn luyện thể chất có cường độ nhẹ, đi bộ là lựa chọn lý tưởng nhất.
Cần lưu ý rằng, đi bộ có ích cho người đau thần kinh tọa nhưng nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong quá trình phục hồi. Để giải quyết triệt để các tình trạng chèn ép gây đau cần phải kết hợp việc rèn luyện thể chất với các liệu pháp điều trị cụ thể.
Đi bộ là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng tê, cứng khớp cũng như đau nhức do dây thần kinh tọa bị chèn ép. Bên cạnh đó khi đi bộ, chân và thắt lưng cũng được tác động nhẹ nhàng giúp giãn các nhóm cơ và khớp, giảm bớt áp lực gây đau thần kinh tọa. Góp phần cải thiện sức mạnh cũng như độ bền và độ linh hoạt của xương khớp.
Một số lợi ích khác của việc đi bộ với bệnh nhân đau thần kinh tọa còn có thể kể đến như là:
- Cột sống được nâng cao khả năng đàn hồi.
- Cải thiện khả năng vận động và di chuyển của bệnh nhân.
- Giúp giảm đau và chống viêm do quá trình giải phóng endorphin được thúc đẩy.
Để giảm bớt các nguy cơ khiến các triệu chứng đau thần kinh tọa trở nên trầm trọng hơn khi đi bộ, người bệnh cần chú ý một số điều như sau:
- Không bước quá dài. Điều này là do sải chân dài có nguy cơ kích thích dây thần kinh tọa và gây đau đớn hơn nhiều do đè nén lên đĩa đệm thắt lưng.
- Không nên đi bộ quá lâu. Việc đi bộ quá lâu sẽ gây phản tác dụng do xương khớp phải hoạt động quá mức. Thời gian đi bộ hợp lý là từ 20 đến 30 phút mỗi ngày.
- Ngoài thời gian đi bộ, cường độ tập luyện cũng nên được điều chỉnh để phù hợp với thể trạng từng người. Bệnh nhân cần duy trì một tốc độ đi vừa phải và duy trì cảm giác thoải mái của cơ thể. Không nên gắng sức vận động quá sức mình để tránh gây những tổn thương không cần thiết.
- Nên kết hợp một số bài tập thể dục thể thao khác như cầu lông, chạy bền, tập Yoga... để rèn luyện được sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia về các bài tập cũng như cường độ tập luyện để phù hợp với tình trạng sức khỏe trước khi bắt đầu đi bộ.