Bài thuốc trị bệnh viêm phổi từ nước ép lá khế và húng chanh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bài thuốc trị bệnh viêm phổi từ nước ép lá khế và húng chanh
Điều trị viêm phổi bằng nguyên liệu tự nhiên là một trong các phương pháp chữa bệnh hiệu quả được nhiều người áp dụng. Điều trị viêm phổi bằng húng chanh, đường phèn, nước ép lá khế...lành tính và dễ thực hiện.

Trong số những căn bệnh đáng ngại như hiện nay thì bệnh viêm phổi đang được liệt vào danh sách những căn bệnh có tỷ lệ người mắc phải rất cao. 

Theo như nhiều chuyên gia nhận định thì người mắc bệnh viêm phổi nằm trong số những bệnh lý thường hay gặp phải, không phải là chuyện hiếm. Một khi phổi bị phiêm thì các phế nang sẽ bị tổn thương dẫn tới dương khí không thể đi vào bên trong máu mà đầu tiên là ảnh hưởng tới não, khiến não và cơ thể bị thiếu mất dưỡng khí không thể hoạt động được như bình thường.

Theo như Ts. Phan Thu Phương của Trung tâm hô hấp ở Bệnh viện Bạch Mai thì con số mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có bệnh viêm phổi chiếm một tỉ lệ không nhỏ khoảng 12%. 

Tỷ lệ người mắc bệnh viêm phổi tới bệnh viện Bạch Mai chiếm hơn 9% và cứ có 100 bệnh nhân thì có tới 10 người xét nghiệm dương tính với căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng khác, thậm chí là gây tử vong khi mắc phải bệnh lý về hô hấp này.

Điều trị viêm phổi

- Giai đoạn khởi đầu 1-2 ngày

Ở giai đoạn này, biểu hiện của người mắc bệnh viêm phổi đó là bị sốt, thấy lạnh, có thể không ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi ít, nhức đầu, ho có đờm nhưng ít, miệng khô, hơi thở gấp và ngắn, ngực bị đau và rêu lưỡi trắng mỏng, đỏ

1.1. Uống nước sinh tố khế

- Bạn cần cắt khế, xắt thành miếng trọng lượng 50g. Dùng thêm ít nước cốt chanh vừa 1,5 thìa cà phê. 

- 01 thìa canh đường trắng, ít muối vừa đủ, kèm theo đó là nước sôi để nguội nửa ly. 

- Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn hãy tất cả hỗn hợp trên vào máy say sinh tố, say nhuyễn ra. Loại nước này tốt cho người mắc viêm phổi giai đoạn khởi phát, ngoài ra còn dùng để giải nhiệt, giải khát, có thể hạ sốt hay giảm ho long đờm.

Sinh tố từ khế có tác dụng giải khát, giải nhiệt, hạ sốt, long đàm giảm ho, tốt cho bệnh nhân viêm phổi.

1.2. Húng chanh chưng với đường phèn

Khâu chuẩn bị:

- Cần 20g lá húng chanh tươi và rửa sạch với nước, sau đó xắt nhỏ. 

- Tiếp theo là cần đường phèn (hay mật ong) 20g.

Thực hiện:

- Cho lá húng chan tươi cắt nho vào với đường phèn hay mật ong vào chung rồi đem đun cách thủy.

- Sau đó, chắt nước uống từng ngụm nhỏ, nếu có bã thì ngậm trong miệng rồi mút lấy nước.

- Chú ý là làm đều đặn 3-5 ngày và mỗi ngày một thang.

1.3. Chanh hấp đường phèn

Chọn 02 quả chanh và 50g đường phèn (hay mật ong).

Rửa chanh với nước sạch, xắt miếng và cho lẫn với đường phèn hay mật ong để hấp cách thủy. Hãy ăn từng chút một.

Bên cạnh đó, có thể lấy vài quả chanh, rửa sạch, xắt mỏng, để cả vỏ và hạt, trộn đường phèn đem hấp cơm. Dùng trước bữa ăn trong vài ngày liên tiếp. Một ngày ăn hai lần sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, bạn có thể dùng 02 quả chanh, rửa sạch bóc vỏ, bỏ hạt, xắt mỏng, ngâm muối khoảng 12 tiếng cho ngấm. Sau đó có thể ngậm chanh hoặc uống nước.

1.4. Chanh hấp nghệ

Chuẩn bị: 01 quả chanh tươi, 20g nghệ tươi, 5g đường cát, 2g muối ăn.

Giã nhỏ nghệ, trộn lẫn với muối, đường, chanh trong bát, rồi đem hấp cơm. Mỗi ngày ăn một lần trước bữa ăn. 

1.5. Trà hoa mướp, mật ong

Rửa sạch 12g hoa mướp, hãm với nước sôi trong bình đậy kín. Dùng được sau 15p, sau đó pha thêm 30 g mật ong. Bạn có thể dùng uống thay trà, mỗi ngày bạn cần pha để dùng 02 thang.

1.6. Nước ép rau hỗn hợp

Chuẩn bị và rửa sạch: 50g rau cần tây, 100g rau diếp quắn, 100g bắp cải, xắt nhỏ, Cắt nhỏ 01 quả ớt tây. Chuối chín 1 trái (chuối xiêm hay chuối già đều được) cắt nhỏ.

Xay tất cả và ép lấy nước chia thành  2-3 lần uống trong ngày lúc đói bụng.

2. Bệnh viêm phổi giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này có các triệu chứng như sốt cao, không ra mồ hôi, ho có đờm vàng, hoặc dính máu, miệng khô khát, khó thở, cánh mũi phập phồng, đau ngực nhiều hơn, rêu lưỡi vàng khô và chất lưỡi hồng.

2.1. Trà kim ngân hoa, mật ong

Rửa sạch 30g kim ngân hoa, đun với 500 ml nước trong 15 phút, bỏ bã lấy nước, hòa thêm 50g mật ong. Chia ra uống 2-3 lần trong ngày.

2.2. Trà tam hoa

Chuẩn bị:

- 15g hoa khế, 15g hoa đu đủ đực, 12g hoa kim ngân, đường phèn (hoặc mật ong) 15g. 

- Rửa sạch các loại hoa trên, chưng cách thủy chúng với đường phèn, đun sôi nhỏ lửa, càng lâu càng tốt. Chia ra uống 2 lần trong ngày.

- Lưu ý: Với trẻ nhỏ, uống thấm dần dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều (dùng 1/2 thìa cà phê). Khi uống, nâng đầu trẻ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Dùng bàn tay vuốt nhẹ từ mỏm ức xuống rốn của trẻ.

2.3. Nước thơm (dứa), lê

Nửa quả dứa, 1 quả lê, đường cát hay mật ong vừa đủ, 1 ít muối, nước lọc.

Làm sạch dứa và lê, cắt thành hạt lựu, xay nhuyễn với nước, thêm đường khuấy dều lên, thêm ít muối nữa.

Loại nước này giúp làm êm dịu thần kinh, thanh nhiệt, nhuận phế, trừ ho đàm, giúp cơ thể chống được thử nhiệt của mùa hè, bổ sung nước và muối khoáng, sinh tố cho cơ thể, bảo vệ da luôn được mát mẻ.


Tác giả: Lê Hà