Thực phẩm là một trong những nhân tố rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Vì những ảnh hưởng trực tiếp đến người bị viêm mũi dị ứng nên việc lựa chọn các loại thực phẩm để hạn chế việc tái phát căn bệnh này cực kỳ quan trọng.
Ngoài ra nếu kết hợp khéo léo giữa thuốc và chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị sẽ tăng khả năng phục hồi, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó một số loại thực phẩm còn giúp phòng tránh viêm mũi dị ứng tái phát rất hiệu quả. Dưới đây là một số loại thực phẩm người mắc bệnh viêm mũi dị ứng nên sử dụng:
Làm thông đường hô hấp bằng nước ấm là một trong những phương pháp tự nhiên. Uống nhiều nước ấm giúp nước mũi dễ dàng lấy ra hơn và khiến bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng dễ thở hơn.
Trong thành phần của trái ớt có chứa capsaicin giúp phá vỡ các dịch nhầy ứ đọng. Nó có thể giúp người mắc bệnh viêm mũi dị ứng dễ hô hấp hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và đặc biệt không nên ăn quá cay vì chúng có thể gây tổn hại đến dạ dày.
Trong củ hành tây có chứa chất quercetin. Đây là một chất có khả năng chống viêm, tăng hệ miễn dịch, dị ứng, oxy hoá và kháng histamine - chất gây kích thích miễn dịch hô hấp và giảm các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi,...
Sữa chua có chứa một lượng lớn những lợi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Ngoài tác dụng làm đẹp da thì chúng còn giúp nâng cao khả năng miễn dịch và hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó lượng vi khuẩn có lợi ở trong sữa chua cũng có khả năng giảm bớt những triệu chứng dị ứng phấn hoa ở trẻ em.
Vì những lợi ích trên, mỗi người nên ăn 1 đến 2 hũ sữa chua một ngày để giảm bớt triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng và hạn chế khả năng bệnh tái phát.
Quả dứa có chứa enzyme bromelain. Loại enzyme này có tác dụng giúp thúc đẩy hồi phục các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Tuy nhiên, nhân enzyme bromelain này có phản ứng với thuốc chống đông máu. Vì thế người bệnh viêm mũi dị ứng có sử dụng thuốc chống đông máu cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Trong những loại quả này có chứa rất nhiều vitamin C. Đây là chất chống oxy hóa rất hiệu quả có tác dụng chống hen suyễn, dị ứng. Sử dụng cam, chanh hàng ngày giúp giảm nghẹt mũi, giảm ho và có tác dụng kháng histamin tự nhiên.
Ngoài vitamin C trong dâu tây còn chứa những chất chống oxy hóa làm giảm các tác nhân gây viêm mũi dị ứng và có tác dụng kháng viêm.
Trong mỗi 90g bông cải xanh sẽ có 80mg vitamin C. Chính vì vậy, việc bổ sung bông cải xanh vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn giảm tình trạng viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ.
Chất resveratrol có trong vỏ của quả nho và chất chống oxy hóa trong quả nho có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Việc bổ sung nho vào chế độ ăn còn giúp chống lại các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng và thở khò khè.
Rau mùi, bạc hà, ngổ, rau thơm… là những loại cây rau sống, có chưa tinh dầu quen thuộc trong các món ăn hàng ngày. Bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng.