Bệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh vô cùng phổ biến. Hiện nay, số lượng người mắc bệnh càng ngày càng tăng. Bệnh này không thể chữa trị tận gốc được, mà chỉ có thể thuyên giảm bằng cách có chế độ ăn uống hợp lý.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Chắc chắc đây là câu hỏi mà nhiều người đang băn khoăn.
Súp lơ hay còn gọi là bông cải trắng, là loại rau xanh yêu thích của rất nhiều người. Không chỉ ngon, súp lơ còn có những công dụng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng ngừa các căn bệnh như: tim mạch, ung thư, giảm sưng, viêm... đặc biệt súp lơ còn rất tốt cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
Do trong thành phần của súp lơ có chứa sulforaphane giúp chống lại vi khuẩn H. pylori, làm dịu dạ dày bị loét nên thích hợp với người bị đau dạ dày.
Bắp cải cũng tốt cho người bị viêm loét dạ dày (Ảnh: internet)
Do đặc tính của bắp cải có vị ngọt, thanh mát, không độc có tác dụng hòa huyết, lợi tiểu, giải độc.. nên bắp cải không chỉ sử dụng như một loại rau củ trong bữa ăn mà còn được sử dụng như là loại thuốc trong Đông y.
Trong bắp cải có chứa chất S-methyl methionine, còn được gọi là Vitamin U, là yếu tố có thể chữa lành vết loét dạ dày và có tác dụng làm dạ dày của người bệnh đỡ đau hơn. Do đó mà bắp cải xếp trong " hàng ngũ" thực phẩm giải đáp câu hỏi viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Củ cải được chứng minh là có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, và là loại rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Trong củ cải trắng có chứa chất xơ giúp tiêu hóa, hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác. Hãy ăn củ cải trắng mỗi ngày để loại bỏ các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, khó tiêu hóa.
Táo là loại hoa quả chứ nhiều chất xơ (Ảnh: internet)
Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm người viêm loét dạ dày nên lựa chọn tiếp theo là táo.
Táo là một trong những loại hoa quả chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho việc làm giảm rối loạn đường ruột. Hàng ngày, bạn nên ăn một quả táo sẽ có ích trong việc giúp chữa lành các vết viêm loét dạ dày.
Việt quất rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày (Ảnh: internet)
Việt quất được yêu thích không chỉ bởi nó ngon mà còn do công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Trong việt quất có thành phần chống Oxy hóa, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể.
Ăn quả việt quất vào buổi sáng có thể giúp điều trị loét dạ dày. Chúng giúp cải thiện miễn dịch và tăng tốc độ hồi phục sau khi bị loét.
Qủa mâm xôi chứa nhiều chất dinh dưỡng (Ảnh: internet)
Mâm xôi hay còn gọi là quả phúc bồn tử, nó được gọi là " chúa tể" của các loại hoa quả không chỉ do chất dinh dưỡng loại quả này mang lại mà còn hữu ích trong việc chữa nhiều loại bệnh và nâng cao thể chất.
Trong quả mâm xôi chứa một lượng cao các hợp chất phenolic, giúp cải thiện tiêu hóa và kiểm soát viêm loét dạ dày.
Dâu tây có tác dụng rất tốt đối với người bị viêm loét dạ dày (Ảnh: internet)
Dâu tây là loại quả được ưa chuộng trên thế giới, nó có rất nhiều những tác dụng đối với cơ thể như chống ung thư, bảo vệ mắt, ngăn ngừa nếp nhăn , tăng cường miễn dịch...
Đặc biệt, dâu tây có thể hoạt động như một tấm chắngiúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm loét dạ dày.
Ớt chua ngọt sử dụng để giảm đau dạ dày (Ảnh: internet)
Ớt chuông ngọt được sử dụng trong các món ăn rất nhiều, nhưng ít ai ngờ nó lại có lợi trong việc làm giảm loét dạ dày. Bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn với ớt chuông như salad, xào nấu...
Cà rốt có thể rất có lợi trong việc tăng cường lớp lót dạ dày. Trong cà rốt có chứa thành phần Vitamin A giúp loại bỏ loét dạ dày, viêm dạ dày hoặc khó tiêu.
Sũa chua cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột (Ảnh: internet)
Sữa chua không chỉ đẹp da mà còn có công dụng rất tốt cho người bị đau dạ dày, trong sữa chua có chứa probiotics, Lactobacillus và Acidophilus giúp điều trị loét dạ dày. Nó tạo ra một sự cân bằng giữa những vi khuẩn ruột xấu và tốt trong hệ thống tiêu hóa.
Mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: internet)
Mật ong không chỉ được sử dụng để làm đẹp mà nó còn được sử dụng như vị thuốc. Chẳng hạn như giảm đau dạ dày, nó có thể gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn và làm giảm viêm loét dạ dày.
Tỏi được sử dụng để làm giảm đau viêm loét dạ dày (Ảnh: internet)
Tỏi thường được sử dụng để trị chứng đầy bụng, bên cạnh đó chúng còn có khả năng kiểm soát vi khuẩn H. pylori gây loét dạ dày.
Trong thành phần của trà xanh có chứa ECGC, một loại catechin cao có khả năng làm giảm viêm loét dạ dày. Tính chống viêm và chống oxy hóa của nó hoạt động tốt nhất trên vết loét.
Trên đây là những thực phẩm mà bác sĩ khuyên bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn gì. Ngoài ra bệnh nhân viêm loét nên chú ý giữ gìn sức khỏe, điều tiết tâm trạng tốt hỗ trợ cho quá trình điều trị được thuận lợi.
Tổng hợp