Người bị bệnh bạch cầu sống được bao lâu?

Người bị bệnh bạch cầu sống được bao lâu?
Thời gian sống của bệnh nhân bệnh bạch cầu có sự thay đổi rất lớn giữa các bệnh nhân khác nhau. Vì vậy không có một câu trả lời chung cho câu hỏi bệnh bạch cầu sống được bao lâu, mà điều này phụ thuộc vào thể bệnh, giai đoạn bệnh, sự điều trị và chăm sóc bệnh nhân,...

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bị bệnh bạch cầu?

Sẽ rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi bệnh nhân bệnh bạch cầu sống được bao lâu. Bởi không có một con số cụ thể nào để chỉ thời gian chính xác thời điểm bệnh nhân sẽ tử vong do bệnh.

Điều này là do, thời gian sống của bệnh nhân bạch cầu sống được bao lâu có thể thay đổi rất khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Giai đoạn phát hiện ra bệnh sớm hay muộn.

- Thể bệnh mắc phải là thể bệnh gì, thể mãn tính hay thể mãn tính, dòng huyết bào hay dòng tủy bào,...

- Thể chất của người bệnh như thế nào, bệnh nhân có thể chất tốt sẽ chống chọi với bệnh tốt hơn và đáp ứng điều trị hiệu quả hơn.

- Các phương pháp điều trị được áp dụng cho người bệnh là gì, có phù hợp hay không?

- Chế độ chăm sóc người bị bệnh bạch cầu tốt sẽ giúp bệnh nhân khỏe mạnh, tránh được các nguy cơ do bệnh gây nên như nhiễm khuẩn,... Điều này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh.

2. Bệnh nhân bệnh bạch cầu sống được bao lâu?

Nhìn chung như đã nói, ta không thể xác định chính xác thời gian sống còn lại của một bệnh nhân bạch cầu. Tuy nhiên cũng đã có những nghiên cứu khoa học được thực hiện để tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề người bệnh bạch cầu sống được bao lâu. Và kết quả cho thấy thời gian người bệnh bạch cầu có thể sống được đối với các thể bệnh thường như sau:

2.1. Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính, thường sẽ không có các biểu hiện quá rầm rộ về triệu chứng, các triệu chứng của bệnh chỉ rõ ràng khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn sau của bệnh.

Phương pháp điều trị hay được áp dụng để điều trị thể bệnh này là ghép tủy xương và hóa trị liệu. Nếu bệnh nhân áp dụng điều trị (sớm ngay khi bệnh ở giai đoạn đầu) tỷ lệ sống sót của bệnh nhân là khá cao, thường vào khoảng 8 năm. Tuy nhiên, nếu điều trị muộn hơn thời gian này sẽ giảm xuống còn khoảng 5 năm, và chỉ còn 3 năm nếu điều trị ở giai đoạn cuối của bệnh.

2.2. Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tình

Đối với bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tín, nhìn chung sự biểu hiện và tiến triển của bệnh diễn ra rầm rộ hơn nhiều so với khi mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính. Vì vậy thời gian sống ghi nhân của bệnh nhân bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính cũng thường thấp hơn bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính.

Người ta thấy rằng, khi được phát hiện sớm và điều trị tích cực chỉ có khoảng 20-40% bệnh nhân có thời gian sống kéo dài trên 5 năm. Và con số này giảm thấp hơn nếu bệnh nhân phát hiện bệnh trễ hoặc điều trị không thích hợp. Đối với các bệnh nhân bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính lớn tuổi (>60 tuổi), tỷ lệ sống giảm xuống nhiều so với các bệnh nhân trẻ tuổi.

2.3. Bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính

Đây là dạng bệnh bạch cầu được cho là lành tính nhất trong các thể bệnh. Mặc dù thường hay xảy ra ở các đối tượng lớn tuổi và không bao giờ xuất hiện ở trẻ em, tuy nhiên nếu bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể giúp kéo dài cuộc sống của bệnh nhân thêm từ 10 cho đến 20 năm.

2.4. Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính

Đây là thể bệnh nguy hiểm nhất trong các thể của bệnh bạch cầu. Nếu không được điều trị thích hợp thì đời sống của bệnh nhân chỉ có thể kéo dài rất ngắn sau khi bệnh khởi phát, thông thường kéo dài khoảng 4 tháng.

Tuy nhiên có một điều may mắn, mặc dù là thể bệnh nguy hiểm nhất và diễn tiến nhanh nhất nhưng đây lại là thể bệnh có khả năng được chữa khỏi hoàn toàn nhờ phương pháp hóa chất điều trị. Tỷ lệ điều trị bệnh khỏi hoàn toàn khá cao khoảng 80% ở trẻ em và 40% ở người lớn.

Trên đây là sự giới thiệu sơ lược về các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bệnh bạch cầu sống được bao lâu và khoảng thời gian sống bình quân cho bệnh nhân các thể bệnh khác nhau. Để kéo dài thời gian sống cho người bệnh cần phải thăm khám, điều trị sớm và có chế độ chăm sóc thích hợp, khoa học.


Tác giả: QN