Chuối là trái cây rất giàu dinh dưỡng, được khuyến cáo nên sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình một quả chuối chứa khoảng 14 gram đường và 6 gram tinh bột giúp cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể. Tuy nhiên, chuối cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Vậy người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Bệnh nhân cần lưu ý gì khi ăn loại trái cây này?
Chuối không những là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh.
Theo các số liệu nghiên cứu, trong 100 gram thịt chuối cung cấp các chất dinh dưỡng sau: 92 calo, 1.03 protein, 1mg natri, 29mg magie, 20mg photpho, 0.16mg kẽm… Không những vậy, chuối còn rất giàu chất xơ, kali, sắt và một số loại vitamin khác.
Đọc thêm:
+ Sai lầm khi ăn trái cây, vừa không "vào người" lại phản tác dụng
+ Cách làm trắng răng bằng vỏ chuối chỉ với 4 bước đơn giản
- Tăng cường thị lực: Trong thành phần của chuối có chứa Vitamin C, vitamin A giúp tăng cường thị lực cho mắt. Không những vậy, Beta Caroten, Vitamin E, Lutein có trong chuối còn giúp chống oxy hóa, rất có lợi cho sức khỏe của mắt, giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
- Giải độc cơ thể: Ăn chuối là phương pháp tự nhiên giúp giải độc cơ thể rất hiệu quả nhờ trong thành phần của chuối có chứa nhiều Pectin. Trên thực tế, Pectin là hoạt chất giúp tăng bài tiết thủy ngân lên đến 150% trong vòng 24 tiếng khi ăn chuối.
- Cung cấp năng lượng: Trong chuối có rất nhiều năng lượng, giàu glucose. Vì vậy, ăn loại quả này trước khi tập luyện và sau khi tập luyện giúp cung cấp nhiều năng lượng, phục hồi nhanh chóng.
- Bổ sung sắt: Chuối là thực phẩm chứa nhiều sắt nên rất tốt cho những người thiếu máu.
- Chống lại căn bệnh ung thư: Trong chuối có chứa chất chống oxy hóa Delphinidin có đặc tính chống lại các khối u. Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng Delphinidin vào tế bào ung thu dạ dày có thể giúp ức chế sự phát triển của khối u.
Ngoài ra, chuối còn có tác dụng trong việc giảm huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa...Tuy nhiên, cần lưu ý, dù có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng ăn được chuối.
Bên cạnh các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, trong chuối còn chứa hàm lượng đường rất cao, nhất là trong những quả chuối chín. Đường trong chuối chủ yếu là đường đơn do tinh bột chuyển hóa thành. Vì thế, người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không là băn khoăn của rất nhiều người.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ, chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, tránh bệnh diễn tiến phức tạp.
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường là tránh xa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Trong khi đó, chuối là thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 42 - 62, nằm ở mức thấp hoặc trung bình tùy theo độ chín của chuối.
Vậy tiểu đường có được ăn chuối không? Theo các bác sĩ, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn chuối nếu ăn vừa đủ và ăn đúng cách.
- Chuối chứa chất xơ, có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu: Trong thành phần của chuối có chứa nhiều chất xơ. Các nhà nghiên cứu cho biết chất xơ đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì nó có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs. Từ đó, người bệnh tiểu đường ăn chuối có thể kiểm soát lượng đường trong máu, tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Chuối xanh có chứa tinh bột kháng, giúp ổn định đường huyết: Tinh bột kháng là những chuỗi glucose dài, có trong những quả chuối chưa chín. Khi vào cơ thể, tinh bột kháng hoạt động tương tự như chất xơ, giúp ổn định chỉ số đường huyết.
Không những vậy, tinh bột kháng còn có tác dụng giúp đẩy mạnh hoạt động của các vi khuẩn tốt, tăng quá trình trao đổi chất và kiểm soát đường huyết. Tác dụng này biểu hiện rõ ràng hơn ở bệnh nhân tiểu đường type 2, cụ thể là giảm viêm và tăng độ nhạy insulin.
Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng trong chuối chín có chứa chất Tumor Necrosis Factor (viết tắt là TNF) - loại chất có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường xuất hiện trong cơ thể, từ đó giúp ngăn chặn sự khởi phát của một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Với những công dụng trên, câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường có được ăn chuối không là có, người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua việc bổ sung chuối vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Tuy nhiên, người bệnh cần ăn chuối đúng cách.
Mặc dù chuối là thực phẩm lành tính, có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu người bệnh tiểu đường ăn chuối không đúng cách có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe.
Dưới đây là những lưu ý khi ăn chuối bệnh nhân tiểu đường cần phải ghi nhớ:
- Cách chọn chuối cho người tiểu đường: Người bệnh nên ăn chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn so với chuối chín. Theo các thống kê, trong một quả chuối chín có thể có chỉ số đường huyết trung bình khoảng 60, trong khi đó chuối vừa chín chỉ có chỉ số đường huyết chừng 40.
- Ăn chuối vừa đủ: Ăn bao nhiêu chuối là đủ đối với người bị tiểu đường là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, người bị bệnh tiểu đường chỉ ăn khoảng 1 quả chuối một ngày là đủ hoặc có thể 2 quả đối với những loại chuối có kích thước nhỏ hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý không lạm dụng chuối, không ăn liên tục trong nhiều ngày, chỉ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý, không nên ăn chuối cùng bánh kẹo hay nước ngọt, cách bữa ăn chính ít nhất 30 phút.
- Không nên uống sinh tố chuối: Người bệnh tiểu đường uống sinh tố chuối được không? Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng sinh tố chuối lại không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là vì sinh tố chuối có chứa hàm lượng đường khá cao, điều này có khả năng cao làm gia tăng chỉ số đường huyết và làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc tiểu đường có được ăn chuối không. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ngoài việc bổ sung chuối vào trong thực đơn ăn uống, bệnh nhân tiểu đường cần tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm khác như: táo, kiwi, dưa hấu, bưởi…
Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc tiểu đường nên kết hợp song song với lối sống lành mạnh và điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đẩy lùi căn bệnh nhanh chóng.