Bắp là món ăn vặt rất quen thuộc nhưng lại là thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột cao. Không những vậy, bắp còn có vị ngọt. Vì thế, tiểu đường ăn bắp được không là băn khoăn của rất nhiều người bệnh.
Bắp (ngô) là thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của bắp rất nhiều chất xơ và các vitamin, khoáng chất như sắt, vitamin A và vitamin B-6, thiamin, riboflavin, niacin, folate, phốt pho...
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Trong thành phần của ngô giàu chất xơ không hòa tan- chất khiến dễ tiểu tiện, tốt cho hệ tiêu hóa. Không những vậy, chất xơ này còn hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn.
- Tốt cho sức khỏe của mắt: Các nghiên cứu cũng chỉ ra bắp giàu beta-carotenoid và folate, giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
- Tốt cho trí não: Bắp chứa dồi dào vitamin B1 giúp acetylcholine - một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ.
- Chống ung thư hiệu quả: Một trong những lợi ích của ngô với sức khỏe là chống căn bệnh ung thư. Trong thành phần của hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin. Đây là một loại carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.
Không những vậy, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn thực phẩm nguyên hạt như ngô giảm được đáng kể nguy cơ ung thư vú.
Đọc thêm:
+ Râu bắp là gì? Nước râu bắp có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
+ Người bị tiểu đường buổi sáng nên ăn gì? Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường
Có thể nói, bắp là thực phẩm có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng người bệnh tiểu đường ăn bắp được không? Ăn bắp có làm tăng lượng đường trong máu không?
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đường huyết của thực phẩm) cao. Trong khi đó, ngô mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại được xếp vào nhóm chứa tinh bột với chỉ số GI khá cao, cụ thể chỉ số GI của bắp là 69.
Vậy bệnh nhân tiểu đường có ăn ngô được không? Các bác sĩ khuyến cáo, dù bắp có chỉ số GI khá cao, người bệnh không nên tuyệt đối tránh xa ngô vào trong thực đơn ăn uống của mình vì những lợi ích mà ngô mang lại với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
Dưới đây là những tác dụng của bắp đối với bệnh nhân tiểu đường:
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể: Trong thành phần của bắp có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm chất xơ, sắt, vitamin A và vitamin B-6, choline, natri, folate, kẽm...
- Ngăn ngừa các biến chứng về mắt: Ngô là thực phẩm giàu carotenoid và folate, đặc biệt là lutein và zeaxanthin. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường ăn bắp tốt cho sức khỏe của mắt, ngăn ngừa các biến chứng về mắt do tiểu đường gây bởi các chất này đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe của mắt, tránh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Người bệnh tiểu đường ăn bắp cung cấp cho cơ thể thêm chất xơ dồi dào, bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả 2 loại chất xơ này rất tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời hạn chế việc cơ thể hấp thụ quá nhiều cholesterol, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Kiểm soát cân nặng: Bắp cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác cũng là thực phẩm giúp người bệnh tiểu đường cảm thấy no, từ đó giảm nhu cầu ăn vặt, dễ dàng kiểm soát cân nặng.
Như vậy, với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường không nên tuyệt đối kiêng ngô trong chế độ dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, người bệnh cần biết ăn bắp đúng cách và theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
Bị tiểu đường ăn bắp bao nhiêu là đủ là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ cho biết, đối với hầu hết những bệnh nhân tiểu đường, một bữa ăn nên có đầy đủ carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và các loại thực phẩm carbohydrate khác nhau như các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua…
Trong khi đó, bắp là thực phẩm cung cấp năng lượng, chất xơ, vitamin và khoáng chất và ít chất béo và natri. Vì thế, để có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng trong ngô và ngăn ngừa tình trạng dung nạp quá nhiều carbohydrate, người bệnh tiểu đường cần theo dõi lượng ngô ăn vào từng gam.
Cụ thể, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, 1/2 chén ngô đã nấu chín hoặc 1/2 chén ngô luộc chín có chứa 15 gam carbohydrate trong khi lượng carbohydrate mỗi bữa ăn cho bệnh nhân tiểu đường dao động từ 45 đến 60 gam. Vì thế, dù bắp có nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường nhưng bệnh nhân chỉ nên ăn khoảng 1/2 chén ngô mỗi ngày là vừa đủ.
Bên cạnh việc không tuyệt đối kiêng cữ bắp mà ăn với số lượng vừa phải, người bệnh tiểu đường khi ăn bắp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Khi trong bữa ăn đã có ngô, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác để tránh tình trạng đường huyết tăng lên đột ngột.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn ngô quá thường xuyên, chỉ nên ăn khoảng nửa quả bắp mỗi ngày.
- Khi ăn ngô, người bệnh nên kết hợp ăn cùng rau xanh, trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa không đường, ít béo và uống nhiều nước.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi người bị tiểu đường ăn bắp được không là bệnh nhân không cần tuyệt đối kiêng bắp vào trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình vì chúng mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý, người bệnh cần biết cách ăn bắp đúng cách, tránh lạm dụng bắp, ăn bắp quá nhiều vì điều này có thể khiến tình trạng đường huyết tăng đột ngột, không tốt cho quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, khi có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới dinh dưỡng, cần gặp bác sĩ để được tư vấn.