Người bệnh Rubella có cần cách ly hay không? Câu trả lời là "Có". Thực tế, việc nghiêm túc thực hiện cách ly bệnh nhân Rubella là điều cần thiết phải làm. Bởi vì, đây là bệnh lây nhiễm cao trong cộng đồng nếu không được cách ly đúng cách.
Tuy nhiên rất nhiều người chủ quan không thực hiện dẫn đến tình trạng bệnh của bệnh nhân ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của những người xung quanh.
Rubella là căn bệnh truyền nhiễm nhanh, chỉ cần tiếp xúc với người bệnh trong phạm vi gần đã bị lây virus Rubella qua đường truyền không khí.
Vì vậy, việc cách ly bệnh nhân Rubella sẽ giúp hạn chế tối đa tốc độ lây lan của virus Rubella sang người khác, ngoài ra bệnh nhân khi được cách ly sẽ được tạo điều kiện chăm sóc và điều trị bệnh tốt hơn.
Khi phát bệnh, các nốt ban sẽ mọc trên da của người bệnh gây ra các cảm giác khó chịu, đau xót. Lúc này, người bệnh cần được nghỉ ngơi tại một nơi yên tĩnh, thoáng đãng, giúp cho việc điều trị bệnh được thuận tiện và hiệu quả hơn (lưu ý không nên chọn phòng có quá nhiều ánh sáng sẽ khiến bệnh nhân bị nóng và không thoải mái).
Người nhà có thể chọn những căn phòng yên tĩnh, tách biệt hẳn chốn đông người để tránh ồn ào, làm ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của bệnh nhân.
Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh Rubella rất yếu và mẫn cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng dễ bị xúc động, cáu gắt, do đó được nghỉ ngơi ở một nơi riêng biệt là điều cần thiết.
Trong người bệnh nhân Rubella đang tồn tại virus, môi trường ẩm ướt, không sạch sẽ khiến virus sản sinh nhanh hơn. Người nhà cần chú ý vệ sinh phòng ốc hàng ngày, giặt giũ chăn ga gối đệm cách 3 ngày 1 lần để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, việc khử khuẩn hàng ngày cũng vô cùng cần thiết. Người nhà có thể xịt khuẩn trong không khí để tiêu diệt virus đang tồn tại ở ngoài.
Bệnh Rubella là căn bệnh truyền nhiễm rất nhanh qua không khí, khi chúng ta tiếp xúc với nước bọt, nước mũi của người bệnh có thể bị lây ngay virus Rubella.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình, người nhà hay bất cứ ai tiếp xúc với bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ các quy định sau:
Thứ nhất: đeo khẩu trang y tế, găng tay y tế khi giao tiếp với bệnh nhân.
Thứ hai: sau khi tiếp xúc với bệnh nhân phải vứt ngay khẩu trang và găng tay đã dùng vào túi bóng, buộc kín lại rồi mới vứt vào thùng rác.
Lưu ý, cần rửa tay và xịt khuẩn tay một lần nữa để đảm bảo virus không tồn tại ở bề mặt da của mình.
Rửa tay ngoài giúp phòng ngừa bệnh Rubella hiệu quả mà còn đem lại hiệu quả phòng tránh nhiều dịch bệnh khác, 5 thời điểm rửa tay theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO)
Ngoài ra, khi tiếp xúc với người bệnh phải đảm bảo sức khỏe thật tốt, khi bị ốm thì hệ miễn dịch và sức đề kháng trong cơ thể bị suy giảm, dễ dàng bị virus xâm nhập.
Thông thường, sau khi phát bệnh và khỏi bệnh sẽ trong khoảng 1 tuần. Nhưng thực tế, phải cách ly bệnh nhân Rubella trong thời gian lâu hơn. Cụ thể:
Khi có triệu chứng phát bệnh, người bệnh cần được cách ly luôn tại một nơi yên tĩnh để thuận tiện cho việc điều trị. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân Rubella không nên ra ngoài ngay, cần cách ly khoảng 2 - 3 ngày nữa để cơ thể được hồi phục hoàn toàn mới nên ra ngoài.
Vậy bệnh rubella có cần cách ly không thì câu trả lời là có. Đặc biệt, bệnh Rubella là điều đáng lo ngại đối với mọi người đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Vì nếu không chăm sóc và cách ly sớm, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân cần nắm rõ các thông tin để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình và người thân.