Hệ thần kinh có vai trò rất quan trọng với sự hoạt động của cơ thể, nhưng một khi người bệnh mắc phải chứng rối của hệ loạn thần kinh thực vật thì sẽ có ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống. Vậy nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Thần kinh trung ương được phân chia thành hai hệ đó là: Hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật. Hai hệ thần kinh này sẽ hoạt động phối hợp với nhau dưới sự chỉ huy của vỏ não. Và mỗi hệ lại đóng những vai trò nhất định, cụ thể:
Hệ thần kinh động vật có chức năng tiếp nhận thông tin và chi phối những hoạt động theo ý muốn của con người như: Đi lại, nói năng, ăn uống…
Hệ thần kinh thực vật lại có chức năng chi phối những hoạt động tự động của cơ thể như: Tiêu hóa, tuần hoàn, nội tiết, dinh dưỡng, bài tiết hay sinh sản. Trong hệ thần kinh thực vật lại được chia ra làm hai phần đó là: Hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. hai hệ này có tác dụng đối lập nhau.
Hệ thần kinh thực vật đóng vai trò cực quan trọng với cơ thể sống của mỗi chúng ta (Ảnh: Internet)
Nếu hệ giao cảm làm tăng cường chức năng tự động thì hệ phó giao cảm lại làm giảm những chức năng tự động, ví dụ khi chức năng giao cảm tăng thì gây tăng nhịp tim, nhịp thở, đi tiểu nhiều lần, ra nhiều mồ hôi… ngược lại chức phó giao cảm tăng thì làm giảm nhịp tim, nhịp thở, giảm tiểu tiện…
Tuy hai hệ giao cảm và phó giao cảm có chức năng trái ngược nhau nhưng luôn được điều hòa ở người khỏe mạnh bình thường nhằm duy trì và điều khiển những hoạt động tự động của cơ thể.
Ở một cơ thể khỏe mạnh, hoạt động của hệ thần kinh thực vật có tác dụng giúp điều hòa và cân bằng giữa hai hệ thống giao cảm và hệ thống phó giao cảm. Khi một trong hai hệ thống bị rối loạn sẽ đưa đến hội chứng rối loạn thần kinh thực vật
Ngày nay có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật. Các nghiên cứu đã chỉ ra được rằng ở những người rối loạn thần kinh thực vật có sự bất thường của thụ cảm thể GABA. Sự mất điều hòa chất dẫn truyền thần kinh serotonin cũng được tìm thấy ở bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật hay nồng độ Noradrenalin và các chất chuyển hóa của nó cũng tăng.
Nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến đó là:
1. Một số bệnh truyền nhiễm do virus và vi khuẩn như: Ngộ độc, bệnh phong, bệnh bạch hầu, viêm gan, HIV …
2. Di truyền, hay bị rối loạn di truyền.
3. Street hay do căng thẳng kéo dài: Rối loạn thần kinh thực vật đã được nói đến vào những năm cuối của thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 với chẩn đoán thấy chủ yếu ở những phụ nữ được gọi là có thần kinh yếu.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, các bác sĩ dùng từ này để chỉ những triệu chứng mà nay người ta thường thấy ở những người có rối loạn liên quan đến stress, căng thẳng với các triệu chứng mệt mỏi, yếu trong cơ thể, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt hay dễ ngã … cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật cần lưu ý.
4. Do những tư thế không tốt của cơ thể, ví dụ: Như gây ra áp lực đối với những động mạch quan trọng hoặc tạo áp lực đối với những dây thần kinh quan trọng của cơ thể như ngồi lâu ít vận động …
5. Tiếp xúc với những hóa chất độc hại, như: Hút thuốc, khói bụi
6. Khi có thai
7. Bệnh lý tự miễn, đặc biệt là bệnh đái tháo đường, như: Các bệnh tự miễn trong đó có sự tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể gây tổn thương các bộ phận của cơ thể bao gồm các dây thần kinh. Một số tấn công như lupus đỏ, tiền ung thư.
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật phổ biến, dần dần có thể gây tổn thương dây thần kinh của khắp cơ thể.
8. Sự tích tụ bất thường protein trong nội tạng làm ảnh hưởng đến nội tạng và hệ thần kinh.
9. Một số loại thuốc điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh tim có thể gây rối bệnh loạn thần kinh thực vật
10. Bệnh di truyền của tổ chức liên kết, đặc biệt là hội chứng Ehlers – Danlos
11. Ngoài ra còn là do những bệnh lý thoái hóa thần kinh (ví dụ như bệnh Parkinton). Và do những tổn thương ở não. Những bệnh lý chấn thương hoặc tổn thương làm tổn hại tới chức năng của hệ thần kinh thực vật, ví dụ chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống. Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng cổ