Ngứa lòng bàn chân xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này xảy ra có thể do một số tình trạng về da nhưng cũng có thể do các bệnh như tiểu đường hay tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến gây ngứa lòng bàn chân dữ dội.
Đôi khi ngứa lòng bàn chân đơn giản chỉ là do da khô. Khi da bạn thiếu độ ẩm, nó có thể trở nên ngứa cùng các dấu hiệu khác như:
- Các mảng da thô ráp
- Da có vảy hoặc dễ bong tróc
- Da nứt nẻ hoặc chảy máu
- Da sáng hơn hoặc tối hơn tông màu da bình thường của bạn, hoặc từ đỏ đến tím
- Da chặt
Đối với nguyên nhân do da khô, bạn chỉ cần dưỡng ẩm để giúp da mềm mại hơn, từ đó cũng sẽ làm giảm tình trạng ngứa da.
Đọc thêm:
- Tai bị ngứa nhưng không đau là bệnh gì?
- Mẩn ngứa da vùng nách do đâu?
Lòng bàn chân ngứa có thể do nấm chân, đây là một bệnh nhiễm nấm gây ra phát ban ngứa, có vảy. Bạn có thể bị nhiễm bệnh này khi chạm vào người bị bệnh hoặc sử dụng chung đồ cá nhân với người bị nấm như tất, khăn hoặc giày. Bệnh nấm này cũng có thể lây lan từ bàn chân của bạn sang các bộ phận khác trên cơ thể.
Các triệu chứng khác của bệnh nấm da chân:
- Da có vảy, bong tróc hoặc nứt nẻ giữa các ngón chân
- Da bị viêm có thể xuất hiện màu đỏ, tím hoặc xám, tùy thuộc vào màu da của bạn
- Cảm giác nóng hoặc châm chích
- Rộp
- Da khô, có vảy
Kem và thuốc xịt chống nấm không kê đơn (OTC) thường có thể chữa khỏi bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Để tránh bị nấm chân trong tương lai, bạn nên giữ cho bàn chân của bạn khô ráo vì nấm phát triển mạnh trong điều kiện ấm áp, ẩm ướt (như vớ ẩm và giày chật). Sau đây là một số mẹo giúp ngăn ngừa bệnh nấm chân:
Chốc lở cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa lòng bàn chân dữ dội. Tình trạng này gây ra các vết loét và mụn nước ngứa. Bệnh này thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị trầy xước.
Cùng với ngứa, các dấu hiệu khác của bệnh chốc lở bao gồm:
- Các mụn nước chứa đầy mủ dễ vỡ
- Phát ban gây ra tình trạng da đỏ, thô ráp
- Tổn thương da
- Các vùng da thô, bóng, đóng vảy với lớp vảy màu nâu vàng
- Sưng hạch bạch huyết
Chốc lở thường ảnh hưởng đến trẻ em (và hình thành quanh vùng miệng) nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh (và ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả bàn chân). Và giống như bệnh nấm da chân, chốc lở rất dễ lây lan. Bạn có thể mắc bệnh này thông qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc bề mặt nhiễm vi khuẩn.
Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh chốc lở, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu. Họ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh tại chỗ (hoặc thuốc uống, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phát ban). Bạn sẽ thấy các triệu chứng của mình được cải thiện trong vòng vài ngày sau khi dùng thuốc.
Nếu bạn đang mang thai và bị ngứa lòng bàn chân thường xuyên, bạn nên cảnh giác với tình trạng ứ mật trong gan.
Đây là tình trạng gan gây ra ngứa dữ dội (thường ở tay và chân) mà không bị phát ban. Tình trạng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba và ngứa dữ dội hơn vào ban đêm.
Giống như hầu hết các triệu chứng mang thai khác, hormone là nguyên nhân. Trong thời kỳ mang thai, hormone có thể làm chậm hệ thống mật, tức là các cơ quan tạo ra và lưu trữ mật. Khi điều này xảy ra, các sản phẩm phụ liên quan đến mật tích tụ và đi vào máu, và điều này dẫn đến ngứa dữ dội.
Các triệu chứng ít phổ biến khác của tình trạng ứ mật trong gan khi mang thai bao gồm:
- Vàng da và lòng trắng mắt, gọi là bệnh vàng da
- Buồn nôn
- Ăn không ngon
- Phân có dầu, có mùi hôi thối
Nếu bạn bị ngứa dữ dội trong thời gian mang thai, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều ngay. Ứ mật trong gan khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé.
Nếu bàn chân của bạn khô, ngứa và đỏ, có thể đây là dấu hiệu của viêm da tiếp xúc. Tình trạng da này xảy ra khi bạn tiếp xúc với thứ gì đó (như chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng) gây ra phản ứng trên da.
Khi da bạn gặp phải chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ hoạt động. Cảm giác ngứa mà bạn cảm thấy là một dấu hiệu cho thấy các tế bào bạch cầu của bạn - hệ thống bảo vệ cơ thể bạn đang hoạt động.
Viêm da tiếp xúc cũng có thể gây phát ban với các triệu chứng như:
- Đỏ, tím hoặc tối hơn tông màu da tự nhiên của bạn
- Sưng hoặc nổi mề đay
- Xuất hiện một cụm nhỏ mụn nhọt hoặc mụn nước
- Chảy dịch hoặc mủ
- Đau kèm theo cảm giác nóng rát hoặc châm chích
- Bong tróc hoặc đóng vảy
Bạn có thể giảm thiểu tình trạng ngứa, viêm da bằng các biện pháp khắc phục không kê đơn (OTC) như kem chống ngứa, thuốc kháng histamine tại chỗ hoặc uống và thoa kem corticosteroid.
Cách tốt nhất để giảm viêm da tiếp xúc là tránh những thứ gây ra phản ứng trên da của bạn. Các chất gây dị ứng phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc.
Ngứa da là triệu chứng đặc trưng của các tình trạng như bệnh chàm và bệnh vẩy nến, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận khác nhau trên cơ thể bạn, bao gồm cả lòng bàn chân.
Bệnh chàm làm suy yếu chức năng hàng rào bảo vệ da và dẫn đến các mảng da ngứa, khô, sần sùi.
Ngược lại, bệnh vẩy nến là một tình trạng tự miễn dịch có thể gây ra các vùng da dày, có vảy, đau, móng tay nứt hoặc rỗ, thậm chí là đau khớp.
Nếu bạn bị bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến nhẹ, kem dưỡng ẩm có thể giúp kiểm soát cơn ngứa.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, kem bôi steroid cũng có thể được kê đơn. Nhưng có một số loại thuốc không steroid an toàn hơn và phù hợp hơn dựa trên tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Tuỳ vào tình trạng của bạn mà các loại thuốc có thể khác nhau, do vậy bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn.
Cảm giác ngứa dữ dội ở lòng bàn chân cũng có thể do côn trùng cắn.
Khi muỗi (và các loại côn trùng khác) cắn bạn, chúng tiết nước bọt vào da bạn. Chất lạ này kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn, xử lý nước bọt của côn trùng như một chất gây dị ứng và giải phóng các hóa chất như histamine.
Đối với hầu hết các vết côn trùng cắn, ngứa sẽ bắt đầu giảm dần trong vòng 48 giờ. Lúc này bạn nên tránh gãi vùng tổn thương và áp dụng một số biện pháp như:
- Rửa sạch vết cắn đó bằng xà phòng và nước.
- Chườm lạnh nếu vết cắn quá ngứa hoặc đau.
- Sử dụng kem chống ngứa hoặc kem kháng histamine không kê đơn
Hầu hết các vết cắn của côn trùng không cần phải đi khám bác sĩ, nhưng nếu vết cắn của bạn không đỡ sau một hoặc hai ngày, hoặc có vẻ tệ hơn, thì có thể bạn đã bị phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng. Bạn hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng sau:
- Nổi mề đay ở khắp mọi nơi
- Ho, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn
- Tiêu chảy hoặc khó thở
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm cả da của bạn. Những người bị tiểu đường có thể bị ngứa cục bộ (đặc biệt là ở chân và bàn chân) do lưu thông máu kém. Lưu thông máu kém xảy ra khi các mạch máu trở nên cứng hoặc hẹp theo thời gian do lượng đường trong máu cao.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường cũng dễ mắc các tình trạng gây ngứa hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng nấm men (ví dụ: bệnh nấm da chân) và da khô.
Người bệnh tiểu đường gặp bất kì sự thay đổi nào ở lòng bàn chân đều cần đến gặp bác sĩ ngay. Nếu không được kiểm soát, bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng.
Cùng với việc kiểm soát tình trạng bệnh, chìa khóa để ngăn ngừa ngứa bàn chân do bệnh tiểu đường là chăm sóc bàn chân đúng cách:
- Dưỡng ẩm đúng cách, đừng thoa kem giữa các ngón chân
- Không nên sử dụng nước quá nóng để tắm hoặc rửa chân vì có thể gây khô da
- Nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong những tháng ngày mùa đông để giữ độ ẩm cho da
- Chú ý đến da hoặc bàn chân xem có vết xước nào hay không. Nếu có tổn thương thì bạn nên xử lý và rửa sạch vết thương với nước và xà phòng. Nếu sử dụng kem thoa thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Người bị tiểu đường dễ bị nhiễm trùng da hơn.
- Nên đeo giày vừa vặn hoặc hơi rộng, tránh mang giày quá chật
Ngứa lòng bàn chân chân có thể do tác dụng phụ của thuốc. Trên thực tế, ngứa da và phát ban là những phản ứng dị ứng thuốc phổ biến nhất.
Nếu cơ thể bạn ghi nhận một loại thuốc là chất gây dị ứng hoặc chất lạ xâm nhập, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ gửi tế bào T (một loại tế bào bạch cầu) để chống lại nó. Phản ứng này, thường xảy ra trong vài ngày đến vài tuần sau khi bạn dùng thuốc, có thể ảnh hưởng đến da và gây phát ban và ngứa ngáy.
Theo Viện Hàn lâm Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), các loại thuốc phổ biến có thể gây ra phản ứng dị ứng bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc hóa trị
- Kháng thể đơn dòng
- Thuốc chống co giật
- Chất gây ức chế ACE
Cách điều trị
Nếu bạn nghi ngờ thuốc là nguyên nhân gây ngứa chân thì bạn nên ngừng sử thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể điều chỉnh liều dùng hoặc kê đơn thuốc khác cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau khi dùng thuốc, hãy gọi cấp cứu ngay:
- Nổi mề đay
- Sưng mặt hoặc cổ họng
- Thở khò khè
- Chóng mặt
- Nôn mửa
- Sốc
Đây là những dấu hiệu của phản vệ—một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng. Chúng thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc.
Nhiều vấn đề y tế khác có thể gây ngứa dữ dội ở dưới lòng bàn chân như:
- Các vấn đề về hormone: Nồng độ hormone thấp, như hormone tuyến giáp và estrogen, có thể dẫn đến da khô, kích hoạt các tế bào thần kinh ngoại biên truyền cảm giác ngứa.
- Mất cân bằng dinh dưỡng: Điều này có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác hoặc gây khô da.
- Rối loạn thần kinh: Bao gồm các tình trạng như đau xơ cơ và đa xơ cứng.
- Thay đổi về cấu trúc của cột sống và khớp: Bao gồm những người có tiền sử đau lưng, chấn thương hoặc sang chấn ở cột sống do chèn ép bệnh lý các dây thần kinh hoặc viêm xung quanh dây thần kinh.
- Bệnh thận hoặc gan: Cả hai đều có thể gây tích tụ các sản phẩm phụ của bilirubin trong da và có thể gây ngứa.
Nguồn tham khảo: 10 Reasons the Bottoms of Your Feet Are So Damn Itchy—and What to Do About It