Ngứa âm đạo khi mang thai do đâu? Có nguy hiểm không?

Ngứa âm đạo khi mang thai do đâu? Có nguy hiểm không?
Tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai xảy ra do nguyên nhân nào và liệu có nguy hiểm tới sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi hay không?

Thực tế, ngứa âm đạo khi mang thai được biết đến là tình trạng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, hiện tượng này mang lại cảm giác không mấy dễ chịu trong sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu, đặc biệt còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

1. Ngứa âm đạo khi mang thai do đâu?

Ngứa âm đạo khi mang thai có thể xảy ra nhiều nguyên nhân và gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ và bé.

1.1. Thay đổi nội tiết tố gây ngứa vùng kín

Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín là do thay đổi nội tiết, chính sự thay đổi nồng độ các hormone nội tiết tố trong cơ thể khiến phụ nữ trong thời gian mang thai có thể xảy ra tình trạng ngứa vùng kín.

Thời gian bắt đầu mang thai, lúc này cơ thể của người phụ nữ sẽ tiết ra nhiều estrogen và progesterone, những hormone này sẽ tác động đến độ cân bằng pH trong âm đạo. Và từ đó, hiện tượng này sẽ khiến cho bà bầu xảy ra tình trạng khô âm đạo và gây ra hiện tượng ngứa ngáy cũng như khó chịu vùng kín.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong tử cung còn có thể làm giãn nở đồng thời vùng da âm đạo khiến cho vùng da âm đạo bị giãn theo, tình trạng này khiến da âm đạo dễ bị khô và ngứa ngáy hơn.

Đặc biệt, tình trạng ngứa ngáy càng xảy ra nghiêm trọng hơn ở bà bầu có tiền sử bị khô âm đạo hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm.

Ngứa âm đạo khi mang thai do đâu? Có nguy hiểm không? - Ảnh 2.

Đọc thêm:

- Cơn ngứa vùng kín không còn là nỗi lo với mẹo đơn giản này

- Vạch mặt thủ phạm gây ngứa rát vùng kín

1.2. Bà bầu mắc các bệnh phụ khoa

Bà bầu có thể bị ngứa vùng kín do bị mắc một số bệnh phụ khoa gây ngứa âm đạo như:

- Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo, lúc này các loại vi khuẩn, nấm mốc sẽ tấn công vào vùng kín và còn gây ra hiện tượng ngứa ngáy và kèm theo đó là tình trạng sưng đỏ, nổi mẩn cũng như đau rát vùng kín. Hơn nữa, trong một số trường hợp còn có dấu hiệu bất thường ở khí hư như hiện tượng khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu.

- Khi bà bầu bị viêm đường tiết niệu, đây là tình trạng vi khuẩn E.coli tồn tại trong cơ thể khiến mẹ bầu dễ bị ngứa và đau rát khi đi tiểu. Ngoài ra, tình trạng viêm đường tiết niệu ngoài cảm giác ngứa ngày thì mẹ bầu còn phải đối mặt với một số tình trạng khác như: đau bụng, bị tiểu dắt hoặc đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đối với một số trường hợp nghiêm trọng mẹ bầu còn có thể bị tiểu ra máu.

- Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, hiện tượng này sẽ khiến bà bầu bị ngứa ngày vùng kín. Ngoài ra, viêm lộ tuyến cổ tử cung còn khiến bà bầu bị đau bụng, nóng rát âm đạo, kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi và khiến bà bầu thường xuyên cảm thấy khó chịu.

- Rậm mu lông tưởng chỉ là tình trạng bình thường nhưng đây còn được biết đến là một trong những thủ phạm gây ra hiện tượng ngứa vùng kín ở bà bầu. Đặc biệt nếu rận trú ẩn trong lông mu còn rất khó phát hiện và tình trạng này khiến mẹ bầu bị ngứa ngáy.

- Mẹ bầu mắc các bệnh lây qua đường tình dục gây ngứa ngáy như HIV, lậu hay giang mai và một số bệnh khác. Các bệnh lây qua đường tình dục này còn làm kích ứng âm đạo và khiến mẹ bầu đi tiểu buốt hoặc trong khi quan hệ có thể khiến âm đạo bị mẩn đỏ, sưng tấy.

1.3. Nguyên nhân khác khiến bà bầu bị ngứa vùng kín

Ngoài các nguyên nhân như nội tiết hay bệnh lý mà bà bầu mắc phải gây hiện tượng ngứa vùng kín ở trên thì còn có một số nguyên nhân khác gây ngứa vùng kín ở bà bầu gồm:

- Thói quen vệ sinh vùng kín của bà bầu sai cách, việc rửa vùng kín không sạch sẽ, lau không khô hoặc vùng kín ẩm ướt.

- Ngứa âm đạo khi mang thai có thể xảy ra do bà bầu bị dị ứng với một số thành phần trong sữa tắm, dung dịch vệ sinh phụ nữ.

- Âm đạo bị ngứa cũng có thể gặp phải do đồ lót bị chật, nóng hoặc bí.

Ngứa âm đạo khi mang thai do đâu? Có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, những nguyên nhân gây tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai khác này là nhóm ít gây nguy hiểm và phụ nữ có thể dễ dàng khắc phục để cải thiện tình trạng ngứa rát này. Đối với các trường hợp sau khi thay đổi thói quen nhưng tình trạng ngứa rát vẫn chưa được cải thiện, lúc này phụ nữ cần tìm đến bác sĩ để nhận thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Bà bầu bị ngứa vùng kín gây ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Thực tế, tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai nếu xảy ra lâu ngày và kéo dài mà không được điều trị dứt điểm có thể sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến em bé như sau:

- Đối với tình trạng ngứa ngáy vùng kín sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu, bứt rứt, đây là hiện tượng gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người mẹ và có thể khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, chán ăn. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở thai nhi.

- Khi mẹ bầu ngứa vùng kín còn có thể sẽ khiến cho em bé bị mắc các bệnh có liên quan đến da, đường hô hấp hay mắt do vi khuẩn gây bệnh từ mẹ có thể lây truyền qua bé đối với những mẹ sinh thường.

- Những trường hợp ngứa ngáy khi mang thai, mẹ bầu sử dụng các loại thuốc điều trị vùng kín trong quá trình mang thai còn có thể gặp phải một số tác dụng ảnh hưởng nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi gồm: tim, xương và não bộ của trẻ.

– Trường hợp mẹ tự ý sử dụng thuốc điều trị ngứa vùng kín trong quá trình mang thai có thể gặp phải tác dụng phụ như là ảnh hưởng đến sự phát triển của tim, xương và não bộ của con.

Tình trạng ngứa vùng kín ở bà bầu xảy ra, mẹ bầu tuyệt đối không được xem nhẹ vì lúc này cơ thể người phụ nữ mang thai vô cùng nhạy cảm. Hơn nưuax, vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín còn có tác động tiêu cực đến cơ thể mẹ và sức khoẻ của thai nhi.

Ngứa âm đạo khi mang thai do đâu? Có nguy hiểm không? - Ảnh 4.

3. Biện pháp điều trị ngứa khi mang thai cho mẹ bầu

Để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai cho mẹ bầu, cần chú ý một số thói quen như sau:

- Thay đổi vệ sinh vùng kín sạch sẽ:

Thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách với các vấn đề cần lưu ý gồm:

Quá trình vệ sinh vùng kín cho mẹ bầu cần thực hiện ít nhất 2 lần/ngày, và không quên chú ý đến nguồn nước sử dụng.

Mẹ bầu khi vệ sinh vùng kín tuyệt đối không thụt rửa âm đạo.

Chú ý vệ sinh sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Giữ vùng kín khô ráo.

Lưu ý đến việc lựa chọn các loại sữa tắm hoặc dung dịch vệ sinh trước khi dùng và cần tránh các thành phần có khả năng gây kích ứng cao.

- Có thể điều trị bằng thuốc:

Trong một số trường hợp mẹ bầu bị ngứa nghiêm trọng hoặc mắc các bệnh phụ khoa gây ngứa vùng kín thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc và lựa chọn loại thuốc phù hợp để đảm bảo an toàn với thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan đối với các triệu chứng ngứa vùng kín và tự ý mua các loại thuốc bôi, thuốc đặt âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì điều này còn làm tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi, nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.verywellhealth.com/vaginal-itching-3521009#:~:text=The%20most%20common%20reasons%20for,notorious%20for%20persistent%20vaginal%20itching.

2. https://www.healthline.com/health/pregnancy/vaginal-itching-during-pregnancy


Tác giả: Ngọc Lan