Ngủ bao nhiêu giờ là đủ? Mỗi đêm ngủ 6 tiếng có gây hại cho sức khỏe không?

Ngủ bao nhiêu giờ là đủ? Mỗi đêm ngủ 6 tiếng có gây hại cho sức khỏe không?
Có rất nhiều người không ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày và ngủ 6 tiếng mỗi đêm rõ ràng là không đủ và có thể gây hại cho sức khỏe. Việc thường xuyên ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon giấc khiến bạn có thể mắc một số bệnh nguy hiểm.

1. Ngủ bao nhiêu giờ được cho là đủ đối với sức khỏe con người?

Theo TS.BS Ranj Singh là bác sĩ nhi khoa của Royal College of Paediatrics and Child Health (Anh) đã đưa ra lời nhấn mạnh về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người.

Việc thiếu ngủ gây hại cho sức khỏe khi khiến con người rơi vào tình trạng uể oải, khó tập trung. Thời gian thiếu ngủ nếu để kéo dài sẽ gây hại nhiều hơn đối với sức khỏe.

- Thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh tim, tiểu đường và béo phì.

- Trong khi đó nếu có một giấc ngủ ngon có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, bệnh tiểu đường và làm tăng ham muốn trong chuyện quan hệ tình dục cũng như tăng khả năng sinh sản.

- Ngủ đủ giấc còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa trầm cảm và lo âu, giúp giữ dáng.

Thông thường, mọi người đều nghĩ rằng con người cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, vậy điều này có đúng không?

Để trả lời câu hỏi này chính xác thì lại phụ thuộc vào từng người, từng đối tượng cụ thể. Đối với mỗi người, mỗi nhóm độ tuổi sẽ có quãng thời gian ngủ khác nhau.

Bản chất, trong cuộc đời mỗi con người có trung bình đến 1/3 cuộc đời chỉ dành để ngủ. Tuy nhiên, nhu cầu về giấc ngủ của từng người cũng khác nhau. Vì vậy điều này còn tùy đối tượng, hoàn cảnh công việc,...

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh đã đưa ra lời khuyên như sau: Nếu cảm thấy uể oải khi thức dậy và cảm thấy buồn ngủ rũ rượi vào ngày hôm sau thì điều này đồng nghĩa với việc bạn ngủ không đủ giấc.

Ngủ bao nhiêu giờ là đủ? Mỗi đêm ngủ 6 giờ có gây hại cho sức khỏe không? - Ảnh 2.

Ngủ đủ giấc giúp bạn thư thái, thoải mái vào buổi sáng và làm việc hàng ngày hiệu quả - Ảnh Internet

Thay đổi về giấc ngủ cũng theo đối tượng, người trẻ ngủ nhiều hơn và người càng lớn tuổi sẽ ngủ càng ít hơn.

Trong khi đó trẻ sơ sinh và trẻ em, thiếu niên đều cần ngủ nhiều hơn người lớn. Ngủ nhiều là cách hỗ trợ sự phát triển trí não và thể chất nhanh chóng của trẻ.

- Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi có thể cần ngủ khoảng 14 - 15 giờ mỗi ngày.

- Trong khi đó trẻ từ 2 - 3 tuổi đã giảm số giờ ngủ xuống chỉ cần từ 12 - 14 giờ mỗi ngày.

- Từ 3 - 6 tuổi trẻ cần ngủ từ 10 - 12 giờ mỗi ngày.

- Đối với trẻ từ 7 - 12 cần ngủ từ 10 - 11 giờ.

- Đối tượng thanh thiếu niên từ 12 - 18 cần ngủ từ 8 - 9 giờ.

- Người lớn từ 18 - 65 tuổi cần ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi ngày.

- Những người cao tuổi từ 65 tuổi trở đi có thể cần ngủ ít hơn và nên cố gắng đảm bảo từ 7 - 8 giờ mỗi ngày.

2. Mỗi đêm ngủ 6 giờ có gây hại cho sức khỏe không?

Thực tế, việc thỉnh thoảng ngủ khoảng 6 giờ mỗi đêm cũng không sao. Tuy nhiên, dựa vào thời gian ngủ đủ ở trên thì việc đêm nào cũng chỉ ngủ được 6 giờ và kéo dài liên tục thì thời gian như vậy là không đủ.

Việc này gây ra tình trạng thiếu ngủ do thường xuyên ngủ ít hơn số lượng được khuyến nghị. Điều này cũng khiến cho sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất bị suy giảm.

Ngủ bao nhiêu giờ là đủ? Mỗi đêm ngủ 6 giờ có gây hại cho sức khỏe không? - Ảnh 3.

Ngủ bù cũng không giúp khắc phục được tình trạng thiếu ngủ mỗi đêm - Ảnh Internet

Ngoài ra, việc ngủ bù thực tế cũng không giúp ích nhiều và không làm khắc phục được điều này.

Dành thời gian để ngủ bù không khắc phục được điều này, mà cần phải ngủ đủ giấc mỗi đêm. Do đó nếu cả tuần bạn chỉ ngủ được mỗi đêm 6 tiếng thì việc ngủ bù vào sáng thứ 7 đến 10 giờ sáng cũng không đủ và không khắc phục được tình trạng thiếu hụt do ngủ 6 giờ.

Đối với tình trạng mất ngủ một vài ngày còn có thể gây hại, gây buồn ngủ vào ban ngày và hoạt động ban ngày sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Làm gia tăng sự viêm nhiễm không tốt cho cơ thể và cũng làm suy giảm điều hòa lượng đường trong máu.

Chưa kể việc ngủ bù vào cuối tuần cũng không thể bù đắp được các tác hại của giấc ngủ đã mất và có thể sẽ phản ánh tác dụng khi thay đổi nhịp sinh học, do đó cần tập luyện thói quen ngủ đều đặn.

Cố gắng đi ngủ, thức dậy vào cùng một giờ đều đặn mỗi ngày ngay cả khi cuối tuần. Nếu không thể ngủ ngon hãy ghi lại nhật ký giấc ngủ để tìm ra thủ phạm đang phá giấc ngủ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.


Tác giả: Nắng Mai