Ngoáy mũi, xì mũi tưởng vô hại nhưng nguy hiểm khôn lường

Ngoáy mũi, xì mũi tưởng vô hại nhưng nguy hiểm khôn lường
Thói quen ngoáy mũi, xì mũi tưởng như vô hại nhưng thói quen này diễn ra liên tục, thường xuyên có thể gây ra những tác động cơ học vỡ mạch máu gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Khoai Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa tiếp nhận một bệnh nhân là Vũ Văn Q (sinh năm 1975 tại Gia Lâm - Hà Nội) do bị chảy máu mũi hai bên cửa mũi trước và sau xuống họng. Sau quá trình thăm khám thì bệnh nhận được chuyển xuống phòng mổ.

Tiền sử của bệnh nhân bị bệnh lý tăng huyết áp nhưng không điều trị. Ngoài ra, với thói quen xì mũi mạnh do có mũi có nhiều dịch là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ khiến bệnh nhân chảy máu mũi cấp.

Bác sĩ Hoàn tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết đối với những người thường xuyên có thói quen ngoáy mũi, xì mũi dễ khiến bệnh nhân bị vỡ mạch máu trong khoang mũi nên gây hiện tượng chảy máu mũi phải lập tức nhập viện để được can thiệp kịp thời và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

1. Thói quen ngoáy mũi, xì mũi nguy hiểm như thế nào?

Thực chất thói quen ngoáy mũi, xì mũi hay cạy rỉ mũi đều là những thói quen không tốt. Tuy nhiên, đa số mọi người khi có cảm giác ngứa mũi đều có thói quen ngoáy và xì mũi với hi vọng hành động đó sẽ khiến mũi cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, hành động này lại tạo ra các tác động cơ học, các tác động này vào vách ngăn điểm mạch nằm sâu bên trong yếu sẽ gây ra tình trạng vỡ mạch và chảy máu. Ngoài ra, thói quen ngoáy mũi dễ khiến các vi khuẩn từ tay đi sâu vào trong khoang mũi do không bị giữ lại bởi lông trong lỗ mũi, điều này không tốt cho đường hô hấp của bạn.

ngoay-mui-1

Thói quen ngoáy mũi dễ khiến các vi khuẩn đi sâu vào trong khoang mũi, thói quen này không tốt cho đường hô hấp

Đặc biệt khi thời tiết hanh khô cộng với các bệnh nội khoa như tăng huyết áp, xơ gan hay viêm mũi dị ứng,... đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ chảy máu mũi. Để bảo vệ sức khỏe cần giữ ấm cơ thể, điều trị các bệnh nội khoa đến khi bệnh ổn định, không nên ngoáy mũi, xì mũi để làm giảm nguy cơ chảy máu mũi. Nếu bị chảy máu mũi lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được hỗ trợ từ bác sĩ kịp thời.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, ăn chín uống chín và ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tăng cường vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung dinh dưỡng cân đối các nhóm chất như: chất đạm, chất béo, khoáng chất, vitamin. Ngoài ra, thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay với xà phòng và vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hay các loại nước đặc hiệu.

2. Những tác hại khi ngoáy mũi

- Khiến bạn dễ bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn và nấm. Thực tế lớp da trong mũi tương đối mỏng, móng tay của bạn có thể làm xước chúng. Do đó, hành động ngoáy mũi sẽ khiến vi khuẩn trong móng tay khi chưa được vệ sinh sạch sẽ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

- Trong trường hợp từng bị nổi mụn trong nang lông mũi, hiện tượng viêm nang lông xảy ra do bạn thực hiện hành vi ngoáy mũi. Nếu ngoáy mũi nhiều, liên tục không cẩn thận có thể khiến những chiếc mụn mủ bị nhiễm trùng thậm chí có thể gây hoại tử và nhiễm trùng máu.

- Đối với trường hợp ngoáy mũi quá mạnh có thể làm rách phần da mỏng trong mũi gây hiện tượng chảy máu. Những vết thương ở trong mũi đều khó chăm sóc, mất thời gian lâu để lành. Nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ gây ra hậu quả nặng nề.

ngoay-mui-2

Ngoáy mũi làm tăng nguy cơ tái phát ở người bị viêm xoang sau khi đã điều trị khỏi bệnh

- Người đã từng bị viêm xoang nhưng đã được chữa khỏi. Thói quen ngoáy mũi của bạn sẽ làm tăng nguy cơ tái phát viêm xoang.

- Thói quen ngoáy mũi và không rửa tay bạn có thể mang vi trùng gây bệnh cho những người xung quanh.

- Ngoáy mũi nơi công cộng sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt người khác, khiến họ khó chịu còn bạn thì xấu hổ nếu vô tình bị bắt gặp.

3. Xì mũi sai cách có thể gây viêm xoang, điếc tai

Một bé gái ở Hà Đông - Hà Nội tên Nhật Linh, 12 tuổi khi bị viêm mũi dị ứng được mẹ mua thuốc nhỏ mũi để sử dụng. Tuy nhiên, sau khi sử dụng mũi vẫn bị nghẹt khó chịu, vì chưa biết xì 1 bên do đó cháu xì mũi bằng 2 bên nên khiến cháu bị ù tai. Khi được đưa đến bệnh viện, sau quá trình thăm khám bác sĩ kết luận rằng bé bị viêm tai giữa do thói quen xì mũi không đúng cách.

Nếu không cẩn thận bé có thể bị điếc. Đây là lời cảnh báo cho các gia đình có con em bị viêm mũi dị ứng và đang để con thường xuyên xì mũi sai cách. Để bảo vệ sức khỏe của con cần phải dạy trẻ cách xì mũi đúng cách.

xi-mui-sai-cach

Xì mũi sai cách gây viêm xoang, thậm chí gây điếc tai

Biếu hiện điếc xảy ra đối với bệnh nhân, triệu chứng ban đầu là khi thấy tiếng vo ve, ong ong bên tai. Lâu dần không còn nghe rõ các âm thanh. Ngoài ra, điếc còn có những trường hợp bị điếc do bẩm sinh và bị điếc do tuổi tác. Lưu ý đối với bệnh nhân bị viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể dẫn tới tình trạng điếc.

Có rất nhiều trường hợp trẻ em và những người trung tuổi có thói quen xì mũi, hít và hắt xì hơi mạnh. Thói quen này gây ra những trở ngại cho các dây thần kinh thính giác và dẫn đến điếc.

Mọi người đều chủ quan rằng xì mũi là điều đơn giản, thực hiện dễ dàng ai cũng có thể làm đúng. Tuy nhiên, mọi người lại vô tình không để ý rằng mũi và tai thông với nhau qua vòi nhĩ và xoang thông với nhau qua các lỗ thông xoang. Thói quen hít, xì mũi không đúng sẽ đẩy nước mũi kèm theo các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn vào tai gây viêm tai và xoang gây viêm xoang.

4. Xì mũi đúng cách

Hiện tượng hắt xì, sổ mũi xuất hiện vào mùa đông càng nhiều do thời tiết thay đổi. Vì là đất nước nhiệt đới nên ở Việt Nam căn bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến xuất hiện ở nhiều người và ở mọi đối tượng.

xi-mui-sai-cach-2

Xì mũi đúng cách giúp hai hốc mũi được thông thoáng sau khi xì

Xì mũi là một phản ứng tự nhiên để tống các chất ứ đọng, các dịch ở mũi ra. Nhưng nếu xì mũi không đúng cách lại vô cùng nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường không biết xì mũi ra mà hay hít mạnh vào khiến các chất nhầy ở mũi đi thẳng xuống họng, ngược vào xoang và gây ra hiện tượng viêm xoang.

Ngoài ra, thói quen bịt cả hai mũi để xì sẽ khiến các chất ứ đọng đi được vào gây tình trạng viêm họng và viêm phế quản ở trẻ. Xì mũi đúng cách là khi bạn thực hiện đúng:

- Bạn cảm nhận được sự thông thoáng của hai hốc mũi sau khi xì mũi.

- Xì đúng cách là khi bịt từng bên lỗ mũi, không bịt cả hai bên, lỗ mũi còn lại thông thoáng để cho không khí có thể chạy ra. Bạn có thể há miệng và xì từng bên.

- Khi bị ngạt mũi không nên rửa, xì mà tốt nhất hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để hút ra.

Thói quen ngoáy mũi, xì mũi không đúng cách gây hại cho sức khỏe thậm chí gây các bệnh lý và bị điếc đối với con người. Để bảo vệ mũi không nên ngoáy mũi, xì mũi liên tục.

Tác giả: Nắng Mai