Ngộ độc thực phẩm và 2 điều bạn nên biết để bảo vệ chính mình

Ngộ độc thực phẩm và 2 điều bạn nên biết để bảo vệ chính mình
Ngộ độc thực phẩm thường không khó nhận biết, các triệu chứng lâm sàng: tiêu chảy, nôn mửa, sốt hoặc đau bụng, chóng mặt. Ngộ độc thực phẩm có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, thậm chí là tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa chất gây ngộ độc, thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Ngộ độc thực phẩm còn được biết đến với tên gọi ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực. Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm thường không khó nhận biết, các triệu chứng lâm sàng: tiêu chảy, nôn mửa, sốt hoặc đau bụng, chóng mặt. Ngộ độc thực phẩm có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, thậm chí là tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Ảnh 2.

Thực phẩm bẩn là 1 trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet).

1. Nguyên nhân làm ngộ độc thực phẩm

    - Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị ôi thiu, biến chất

- Một số loại thực phẩm khi bị để lâu, ôi thiu có thể phát sinh chất độc. Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi bị đun sôi dưới nhiệt độ cao. 

Các loại thực phẩm này có thể là đồ ăn chiên bằng dầu dùng đi dùng lại, rau củ mọc mầm, đồ sống để lâu ngày trong tủ lạnh mà không được đông đá… Chúng phát sinh vi khuẩn, ăn sâu vào thực phẩm và không thể diệt khuẩn nếu chỉ dùng nước sôi.

1.1. Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học

Thực phẩm có thể bị nhiễm chất độc do ô nhiễm kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất phóng xạ hoặc phụ gia thực phẩm.

Quả thực, nguyên nhân làm ngộ độc thực phẩm có rất nhiều. Nhưng đây là nguyên nhân khó lường nhất, hậu quả lâu dài nhất và thường khó có thể chủ động phòng tránh. Khi thực phẩm được bày bán tươi ngon, người sử dụng khó lòng phân biệt được đâu là thực phẩm đã qua hóa chất, hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có đạt chuẩn an toàn hay không.

Bởi vậy, người sử dụng chỉ còn cách tìm đến thực phẩm có nguồn gốc, tiêu chuẩn nhãn mác rõ ràng; đồng thời trang bị nhiều kỹ năng sơ chế, vệ sinh thực phẩm trước khi chế biến để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

1.2. Ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc

Cá nóc, cá cóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm, mật cá trắm là những thực phẩm có sẵn chất độc và khiến người ăn phải bị nhiễm độc. Tốt nhất chúng ta nên nắm vững các loại thực phẩm nên tránh, các cách kết hợp thực phẩm gây độc để bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh.

1.3. Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng

Trường hợp này ngộ độc là do vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc và nấm men xâm nhập vào thực phẩm, gây độc.

Tùy vào nguyên nhân, thực phẩm gây ngộ độc, cơ địa, sức khỏe mà thời gian phát bệnh của từng người khác nhau, có thể là vài phút hoặc vài giờ, 1 ngày.

Người bệnh đột ngột bị đau bụng, buồn nôn, đôi khi nôn ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần - phân nước hoặc lẫn máu, sốt cao hoặc không sốt.

2. Cách sơ cứu ban đầu khi bị ngộ độc thực phẩm

    - Loại bỏ nhanh các chất độc trong cơ thể.

- Khi bệnh nhân còn tỉnh, đặt đầu người bệnh nghiêng nhẹ, kích thích cơ học gây nôn. 

- Nếu bệnh nhân không nôn được, hãy cho bệnh nhân uống than hoạt tính - đây là phương pháp giúp bệnh nhân không bị ngấm chất độc vào máu.

Ảnh 3.

Nôn là cách tống xuất chất độc ra khỏi cơ thể khi bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet).

    - Bù nước ngay lập tức để tránh mất nước quá nhiều.


    - Sau khi bệnh nhân đã nôn hoặc đi ngoài được, hãy cho uống 1 lít nước pha 1 gói orezol hoặc ½ thìa muối + 4 thìa đường + 1 lít nước.


- Để bệnh nhân đi ngoài hết để tống xuất chất thải ra ngoài.

- Người nhà không nên hãm lại mà nên để bệnh nhân đi hết. Khi đã tống xuất hết chất độc ra ngoài, nên cho người bệnh ăn cháo trắng, đồ ăn thanh nhẹ, tránh thực phẩm cứng hoặc chế biến cầu kỳ.

- Đưa đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

    - Nếu sau sơ cứu, bênh nhân vẫn không đỡ, hãy đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất dể rửa ruột và có phương án can thiệp kịp thời.


Hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và các bước sơ cứu kịp thời là cách đơn giản để mọi người phòng tránh ngay trong bữa ăn hằng ngày. Nhất là trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động như hiện nay, không gì quan trọng hơn là giữ cho mình một bữa ăn sạch, chất lượng và an toàn.

Tác giả: Thanh Hương