Ngộ độc thực phẩm là gì là câu hỏi chung của rất nhiều người hiện nay. Đây là tình trạng cấp tính xảy ra bất ngờ do người bệnh ăn phải thức ăn chứa độc. Tình trạng này không xử lý kịp thời có thể dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
Ngộ độc thực phẩm có một vài biểu hiện phổ biến như đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn, ăn không ngon, sốt, mệt mỏi,… Tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc mà bệnh nhân có các triệu chứng sức khỏe khác nhau.
Qua tìm hiểu ngộ độc thực phẩm là gì, ta có thể thấy biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra bất ngờ hoặc có dấu hiệu trước. Thời gian bệnh kéo dài từ vài phút, vài giờ hoặc 1 ngày sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc. Với các trường hợp nặng, bệnh nhân còn có thể khó thở, co giạt, da tím tái, ngưng thở, trụy mạch, hôn mê,…
Chính vì đặc điểm này mà việc sơ cứu tức khắc khi ngộ độc cực kỳ quan trọng. Đó là lý do bạn nên nắm rõ các Nguyên tắc sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm tại nhà này. Trong vòng 46 tiếng từ khi ngộ độc, thức ăn vẫn còn lưu lại trong dạ dày nên cần kích thích bệnh nhân ói càng nhiều càng tốt nhằm đẩy thức ăn ra ngoài. Cho bệnh nhân uống nước muối loãng hoặc ngoáy nhẹ họng kích thích cũng là cách nên dùng.
Xác định chính xác nguyên nhân sẽ khiến bệnh nhân có phương hướng chữa trị thích hợp (Ảnh: Khoahoc.tv)
Bệnh nhân mới mắc bệnh ở thể nhẹ (tiêu chảy, nôn ói) có thể điều trị ở nhà qua việc bù nước bằng dung dịch điện giải (oresol) hoặc uống than hoạt tính. Các thức ăn không đảm bảo vệ sinh thì nên tránh xa.
Khi chữa trị, cần lưu ý không được gây nôn với bệnh nhân hoặc trẻ nhỏ. Điều này sẽ khiến bệnh nhân hít sặc thức ăn và tắc đường thở. Để bệnh nhân nằm thấp đầu, nghiêng về một bên là giải pháp cho các tình trạng như này. Nếu bệnh đã quá nặng thì không nên tự điều trị mà phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện.
Ngộ độc thực phẩm có nhiều dấu hiệu khác nhau nên việc tìm hiểu ngộ độc thực phẩm là gì trở nên khó khăn. Nếu chưa nắm được các dấu hiệu đó, bạn có thể tham khảo các dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm cơ bản dưới đây:
Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà ai biết ngộ độc thực phẩm là gì đều biết phải kể tới co cứng bụng. Lúc này, bạn nên chườm ấm, dùng trà thảo dược hoặc rượu gừng để làm tan cơn đau. Các thực phẩm kích thích như rượu, cà phê nên tránh dùng.
Lợm giọng và buồn nôn là các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thông thường. Bạn có thể nôn hoặc không nhưng chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Lúc này, trà gừng hoặc thuốc Pepto-Bismol, Dramamine sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.
Tiêu chảy là một hệ quả khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, nếu không khắc phục kịp thời sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, bạn nên uống nước thường xuyên hoặc sử dụng Gatorade để bù nước kịp thời.
Máu xuất hiện trong chất nôn hoặc phân báo hiệu tình trạng ngộ độc của bạn không còn nhẹ. Có khả năng trùng E.coli đã lây nhiễm bệnh sang cơ thể bạn. Vậy nên, bạn cần nắm rõ ngộ độc thực phẩm là gì để biến cách đối phó khi tình huống này xảy ra.
Bệnh nhân ngộ độc sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ (Ảnh: Infonet.vn)
Sốt nhẹ là dấu hiệu cơ thể bạn đang gồng mình lên đấu lại chất độc. Thông thường, nhiệt độ khi sốt không quá 38 độ 3. Nếu nhiệt độ cơ thể bạn cao hơn mức này, bạn cần tới ngay trung tâm y tế để kiểm tra.
Ngộ độc thực phẩm làm bạn mệt mỏi và chán ăn. Tình hình sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn không ăn được trong 12 tiếng kèm theo triệu chứng mất nước và nhiệt độc cơ thể trên 38 độ. Khi đó, bạn cần tới ngay các trung tâm y tế khẩn cấp.
Các triệu chứng thần kinh (mắt mờ, tê bì cánh tay, yếu cơ) đang báo hiệu sự chuyển biến nguy hiểm của bệnh. Bạn cần nhờ tới sự theo dõi của đội ngũ y tế để kiểm tra tình hình phát triển của bệnh.
Thay đôi thị lực là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Phunuvietnam.vn)
Bạn bắt đầu có dấu hiệu nhìn không rõ và cảm thấy khó nuốt thì lời khuyên là nên tới bệnh viện ngay. Đây là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nặng (ngộ độc botulinum). Dạng này có thể khiến bạn tử vong nhanh chóng nếu bạn không nắm rõ ngộ độc thực phẩm là gì.