Nấm mốc là một loại bào tử cực nhỏ sống trên thực vật hoặc động vật. Khi bào tử gặp môi trường ẩm ướt, nhất là khi thức ăn không được bảo quản đúng cách chúng sẽ phát triển thành nấm mốc, gây hư thối thức ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, ngộ độc thực phẩm do nấm mốc hoàn toàn có thể gây nguy hại cho cơ thể của bạn. Một số loại nấm mốc khiến cơ thể bị dị ứng đồng thời gây ra các vấn đề về hô hấp. Một số loại khác sẽ sản sinh ra độc tố, khi bạn ăn phải rất dễ bị ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc có thể xảy ra ở dạng cấp tính. Những phần lớn là ngộ độc mãn tính do cơ thể tích lũy dần lượng nhỏ độc tố do nấm mốc tiết ra. Lâu dần có thể dấn đến những bệnh hiểm nghèo như: Ung thư gan do aflatoxin, suy thận do ochratoxin, ung thư buồng trứng do fumonisins….
Với trường hợp ngộ độc nhẹ do chỉ sử dụng thực phẩm với lượng nhỏ, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy, nhức đầu...
Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc có thể gặp phải khi bạn ăn những loại thức ăn dưới đây.
Khi ăn bánh chưng đã bị chua hoặc xuất hiện mốc meo sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể. Nó có thể gây ra ngộ độc thực phẩm do nấm mốc mãn tính. Nguyên nhân là do bánh chưng có độ ẩm cao, giàu dưỡng chất. Đây là môi trường thích hợp khiến thực phẩm dễ lên men, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Một số chủng nấm như glucoza, mantoza tạo thành acid gluconic, acid fumatic,... khiến bánh bị chua. Các loại nấm mốc thuộc họ Aspergillus và Penicillium có thể tiết ra độc tố, gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, để tránh ngộ độc, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ bánh chưng có dấu hiệu bị hỏng.
Mứt hoa quả, bánh kẹo ngọt hết hạn sử dụng cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do nấm mốc. Thực phẩm để lâu trong điều kiện bảo quản kém khiến nấm mốc phát triển. Chúng làm thay đổi màu sắc, mùi vị của thức ăn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Do đó, nếu bánh ngọt, mứt hoa quả bị chảy nước, biến đổi màu bạn cần vứt bỏ ngay.
Các loại hạt như đậu nành, lạc, hạt điều, ngô, gạo,... rất dễ bị nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Ăn phải ngũ cốc bị hỏng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Không ít trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc khi ngăn ngũ cốc quá hạn.
Một trong những vi nấm gây nguy hiểm nhất chính là độc tố Aflatoxin có trong gạo, ngô, lạc... bị ẩm mốc. Ngoài gây ngộ độc cấp tính, nó còn tích lũy trong cơ thể dẫn đến ung thư. Độc tố Aflatoxin rất khó phân hủy bởi hóa chất hay nhiệt độ cao. Tốt hơn hết bạn không nên sử dụng thực phẩm, ngũ cốc bị ẩm mốc làm thức ăn.
Lạc mốc gây hại như thế nào tới sức khỏe con người? Đọc thêm bài viết: Hai mẹ con bị ung thư gan do ăn lạc mốc: "Bệnh từ miệng mà ra" và lời cảnh tỉnh của bác sĩ
Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, việc đầu tiên bạn cần làm là ngưng sử dụng thức ăn đó. Giữ lại thức ăn thừa, chất nôn, nước tiểu... để xét nghiệm và cấp cứu kịp thời.
Có thể xử trí cấp cứu tại nhà bằng cách cho người bị ngộ độc nôn hết các thức ăn đã ăn. Điều này sẽ hạn chế phần nào sự hấp thu chất độc ở ruột. Đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn thương quá nặng.
Có thể cho người bệnh nôn bằng cách móc họng. Sau đó đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện ngay lập tức để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, bạn cần bảo quản đồ ăn đúng cách. Để thực phẩm khô ở nơi thoáng mát. Cân nhắc việc bảo quản thực phẩm ở ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh tùy loại.
Khi phát hiện màu sắc, hình dáng, mùi vị của thực phẩm bị biến đổi. Nó có sự khác biệt so với đặc trưng của món ăn, hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì cần loại bỏ. Việc rửa, chế biến lại các loại thực phẩm đã bị nấm mốc hoàn toàn không khả thi. Bởi độc tốc của nấm mốc trong thức ăn không bị phân hủy hoàn toàn bởi nhiệt độ hoặc nước.
Cuối năm là thời điểm mua sắm, tiêu dùng thực phẩm tăng cao. Vì thế, để tránh bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc bạn cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có biện pháp bảo quản, chế biến hợp lý, ngăn chặn hoàn toàn các nguy cơ có thể xảy ra. Đến ngay bệnh viện khi có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc để được điều trị kịp thời.