Florua được cơ thể hấp thụ bằng cách ăn uống hoặc hít vào, và trong trường hợp cực đoan tiếp xúc cấp tính qua da cũng có thể giúp florua đi vào cơ thể.
Ngộ độc florua thường xảy ra sau khi ăn (vô tình hoặc cố ý) các sản phẩm có chứa lượng lớn florua. Liều gây ngộ độc cấp tính là khoảng 2 - 8mg florua trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nếu tiêu thụ quá 16mg florua trên 1kg trọng lượng cơ thể ở trẻ em và 32-64mg / kg ở người lớn thì có thể gây chết người. Như vậy, có thể nói nếu bạn ăn 5g muối natri florua tinh khiết thì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong.
Tiếp xúc trực tiếp da hoặc mắt với các hợp chất florua ở nồng độ cao cũng vô cùng nguy hiểm. Florua hoạt động như 1 loại axit mạnh, sẽ ăn mòn da và niêm mạc, tạo vết bỏng nặng.
- Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ngầm.
- Đồ uống và thực phẩm bị ô nhiễm, chế độ ăn uống có chứa sodium florua, muối florua.
- Thuốc gây mê, kháng sinh.
- Sản phẩm làm sạch bánh xe ô tô.
- Nguồn nước được florua hóa.
- Kem đánh răng hoặc các sản phẩm nha khoa răng miệng khác có chứa monofluorophosphate natri.
- Các thuốc bổ sung florua, viên ngậm florua.
Trong lịch sử, các trường hợp ngộ độc florua được ghi nhận chủ yếu là do vô tình nuốt phải thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt chuột.
Các triệu chứng nhiễm độc florua thường khởi phát trong vòng vài phút sau tiếp xúc. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể phụ thuộc vào lượng hợp chất florua mà cơ thể tiêu thụ. Các triệu chứng ngộ độc florua thường liên quan đến các rối loạn chuyển hóa nên rất giống với các triệu chứng của suy giáp.
Triệu chứng tiêu hóa:
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn, nôn.
- Màng lót đường ruột bị florua ăn mòn gây ra các triệu chứng viêm dạ dày - ruột.
Bất thường điện giải:
- Tăng kali máu.
- Hạ canxi máu.
Triệu chứng thần kinh:
- Đau đầu.
- Phản xạ kém.
- Yếu cơ.
- Co thắt cơ bắp.
- Dị cảm.
- Động kinh.
- Co giật.
Triệu chứng tim mạch:
- Sốc.
- Ngưng tim.
Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc florua, bệnh nhân cần ngay lập tức được sơ cứu. Nếu như bị ngộ độc do ăn uống phải hợp chất florua thì cần ngăn chặn sự hấp thụ florua bằng cách kết hợp nó với các hợp chất florua không hòa tan. Nuốt phải fluoride ban đầu hoạt động cục bộ trên niêm mạc ruột. Nó có thể tạo thành axit hydrofluoric trong dạ dày, dẫn đến kích ứng hoặc ăn mòn đường tiêu hóa.
Sau khi ăn uống phải florua, đường tiêu hóa là hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng sớm nhất và phổ biến nhất. Hãy cho bệnh nhân uống sữa, canxi cacbonat hoặc sữa magie để trung hòa axit hydrofluoric. Trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc florua do tiếp xúc với mắt hoặc da thì cần loại bỏ quần áo hoặc vật dụng bị nhiễm độc, sau đó xả vị trí tiếp xúc florua với nước sạch.
Sau khi tiến hành sơ cứu thì ngay lập tức cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ sẽ kích thích tăng cường dung nạp fluor bằng cách duy trì pH và chất điện giải trong máu bình thường. Trong trường hợp nhiễm độc nặng, bác sĩ sẽ thao tác bài tiết qua thận hoặc loại bỏ florua bằng lọc máu. Nếu kịp cấp cứu trong 24h thì bệnh nhân bị ngộ độc florua sẽ có tiên lượng tốt, sức khỏe cải thiện rõ rệt, mặc dù các độc tính lâu dài có thể xảy ra.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, để đảm bảo mọi người hưởng được lợi ích từ florua mà không gây ra các vấn đề ngộ độc thì mức độ khuyến nghị florua ở trong nước sinh hoạt là từ 0,5 đến 1,0 mg/L. Mọi ý định sử dụng thuốc bổ sung florua cần được thảo luận trước với bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Nguồn tham khảo: https://www.chemeurope.com/en/encyclopedia/Fluoride_poisoning.html