Ngộ độc do ăn côn trùng: bé trai 3 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch do ăn dế chiên giòn

Ngộ độc do ăn côn trùng: bé trai 3 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch do ăn dế chiên giòn
Vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM vừa tiếp nhận một ca bệnh nhi 3 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch do ăn dế chiên giòn. Ngộ độc do ăn côn trùng không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn có thể mất mạng!

Các loại côn trùng như ve sầu non, dế mèn, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, sâu cây chít, sâu cây dâu, sâu cây sắn dây... đã được sử dụng để làm thức ăn phổ biến của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguy cơ ngộ độ do ăn côn trùng cũng vì thế mà cao hơn, các ca nhập viện do ăn côn trùng cũng gia tăng do thói quen ăn uống không lành mạnh này.

1. Bệnh nhi 3 tuổi sốc phản vệ nguy kịch do ăn dế chiên giòn!

Ngày 05/08, theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị kịp thời cho một bệnh nhi N.H.G.B. 3 tuổi với tình trạng sốc phản vệ nguy kịch, khó thở, không tỉnh táo và bị nổi mề đay toàn thân.

Bệnh nhi nhập viện ngày 2/8, sau khi được bố cho ăn khoản 7-8 con dế chiên giòn. Sau khi ăn xong bé bị nổi mề đay toàn thân kèm theo tình trạng đau bụng và nôn mửa liên tục. Tình trạng của bé ngày càng nặng hơn và rơi vào lơ mơ và khó thở thì được đưa tới cấp cứu tại đây.

Ngộ độc do ăn côn trùng: bé trai 3 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch do ăn dế chiên giòn - Ảnh 2.

Dế chiên giòn là món ăn phổ biến nhưng có thể gây ngộ độc do ăn côn trùng (Ảnh: Internet)

Sau khi tiếp nhận ca cấp cứu, các bác sĩ đánh giá bé có mạch đập nhanh nhẹ, huyết áp tụt, trạng thái lừ đừ và khó thở. Sau thời gian hội chẩn nhanh, bệnh nhi được chẩn đoán bị sốc phản vệ độ III và có nguy cơ tử vong cao.

Do đó bệnh nhi ngay lập tức được cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ. Bác sĩ Trương Phước Hữu, khoa Cấp cứu, trực tiếp cứu chữa cho bệnh nhi chia sẻ, trường hợp trên nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, bệnh nhi có nguy cơ phù thanh quản, suy hô hấp, khả năng tử vong rất cao.

2. Bác sĩ nói gì về ngộ độc do ăn côn trùng?

Ngộ độc do ăn côn trùng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thực tế bạn có thể thấy có người ăn không bị ngộ độc, người thì có.

Một số nguyên nhân gây ngộ độc do ăn côn trùng:

- Trong côn trùng có chứa một số thành phần protein lạ mà người ăn bị dị ứng, ví dụ như con nhộng,..

- Bản thân côn trùng mang độc tố, có chứa rận, ve, nấm độc. Ví dụ như côn trùng chứa nhựa cây độc như cây Cọc rào, cây Cỏ lào, thầu dầu tía… (chứa nhóm Alcaloit, nhóm Glucozit…),...

Ngộ độc do ăn côn trùng: bé trai 3 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch do ăn dế chiên giòn - Ảnh 3.

Côn trùng có màu sắc lạ thì không nên ăn tránh ngộ độc (Ảnh: National Geographic)

- Côn trùng sau khi chết sinh ra độc tố gây ngộ độc do ăn côn trùng. Đặc biệt những độc tố này có thể không bị phá hủy do nhiệt độ chế biến.

- Quá trình chế biến không giúp loại bỏ độc tố dẫn tới ngộ độc.

Bác sĩ Phước khuyến cáo, người dân không nên ăn những côn trùng dạng nhộng, ấu hay những loại đã bị chết, hình thù và màu sắc lạ lẫm vì nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng là rất cao. Nếu như chế biến, cần phải nấu chín kỹ, sơ chế kỹ, không được ăn sống tái. Ngoài ra, người dân cũng chỉ nên ăn những loại côn trùng phổ biến, được khuyến cáo có thể ăn được. Đối với người có cơ địa dị ứng cần hạn chế, tốt nhất là không nên ăn tránh nguy hiểm sức khoẻ.

Một số dấu hiệu nhận biết ngộ độc do ăn côn trùng mà bạn có thể tham khảo:

- Buồn nôn, nôn

- Run tay chân, co giật

- Ý thức mơ hồ, lơ mơ, rơi vào hôn mê

- Phát ban, nổi mẩn, mề đay toàn thân

- Chóng mặt

- Tăng tiết nước bọt

- Cứng hàm

- Khó thở.

Tuỳ theo mức độ trúng độc tố của người bệnh mà biểu hiện quan sát được sẽ ở mức nặng nhẹ khác nhau. Lúc này cần đưa người bị ngộ độc do ăn côn trùng tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt tránh trường hợp đáng tiết xảy ra.

3. Khuyến cáo của Cục an toàn thực phẩm

Mặc dù hiện nay chưa thực sự có các nghiên cứu sâu và đầy đủ về việc sử dụng côn trùng trong chế biến thực phẩm Tuy nhiên, Cục an toàn thực phẩm đã đưa ra khuyến cáo dưới đây:

1. Tuyệt đối không được ăn những côn trùng dạng nhộng hay ấu trùng lạ hay côn trùng đã bị chết hay màu sắc khác biệt với tự nhiên.

2. Chỉ chế biến côn trùng phổ biến, thông thường và còn tươi sống. Lưu ý là những người có cơ địa dị ứng sẵn thì không nên ăn tránh ngộ độc do ăn côn trùng. Bên cạnh đó, cục cũng khuyên rằng, tốt nhất người bị dị ứng không nên ăn côn trùng.

3. Nếu như sau khi ăn, người ăn có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, choáng váng và mẩn ngứa, đau bụng và rối loạn tiêu hoá,... thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.


Tác giả: Anh Dũng