Nghiện điện thoại và cách hạn chế thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ

Nghiện điện thoại và cách hạn chế thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ
Khi khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng do trẻ em tiếp xúc và phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị điện tử và nghiện điện thoại là điều tất yếu xảy ra. Vậy phụ huynh cần làm cách nào để hạn chế thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ không gây hại cho trẻ.

Thực tế, phụ huynh đều hiểu rõ, các thói quen không tốt cho sức khỏe của trẻ đặc biệt khi nghiện điện thoại thì lại càng gây ra nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng tới trẻ nhỏ.

Các chuyên gia đưa ra cảnh báo rằng, các nội dung trên Youtube đặc biệt vụ việc xảy ra gần đây như của Thơ Nguyễn đang tràn lan trên khắp các mạng xã hội thực chất gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tâm thần của trẻ.

Không ít phụ huynh có con nhỏ tỏ ra phẫn nộ trước video "xin vía" học giỏi từ búp bê của Youtube Thơ Nguyễn trên kênh TikTok với hơn 900.000 lượt theo dõi của mình. Rất nhiều phụ huynh lo lắng khi trong đoạn clip này, Thơ Nguyễn đã ôm một con búp bê ma được biết là búp bê "bùa ngải" Kumanthong ở Thái Lan tự xưng là "mẹ" và gọi là búp bê là "con". Không những thế, Thơ Nguyễn còn tỏ vẻ nghiêm trọng và có phần hăm dọa, dỗ dành búp bê để xin "vía" học giỏi cho các em học sinh.

Đây có lẽ là vidao gây ra một làn sóng phản đối cũng như chỉ trích dữ dội. Rất nhiều người sử dụng Youtube và đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ đều cho rằng nội dung video của Thơ Nguyễn có dấu hiệu tuyên triền mê tín dị đoan và không phù hợp với trẻ nhỏ.

Vậy khi trẻ nghiện điện thoại và sử dụng điện thoại với các mục đích xem các loại video, clip không hay trên Youtube hay các mạng xã hội khác đem đến những tác hại khủng khiếp đến sức khỏe tinh thần của trẻ nhỏ.

Tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng, muốn bảo vệ sức khỏe tinh thần trong mùa dịch, đọc thêm bài viết: Dịch Covid-19: UNICEF chỉ 6 cách giúp thanh thiếu niên bảo vệ sức khỏe tinh thần.

1. Biểu hiện trẻ nghiện điện thoại

Không chỉ vụ việc của Thơ Nguyễn nổi lên mọi người mới biết rằng trên Youtube có rất nhiều các nội dung phản cảm. Ngoài video của Thơ Nguyễn thì còn rất nhiều video, clip khác mang nội dung phản cảm, dấy lên cảm giác sợ hãi đặc biệt đối với trẻ em.

Không những thế, một số nội dung phản cảm này còn lọt vào Youtube Kids, đây được biết là một ứng dụng do Google ra mắt vào năm 2015 với hơn 11 triệu người xem và được biết các nội dung thân thiện và phù hợp với trẻ em.

Nghiện điện thoại và cách hạn chế thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ - Ảnh 2.

Biểu hiện trẻ nghiện điện thoại là trẻ sử dụng điện thoại lâu trong ngày - Ảnh Internet

Tuy nhiên, trong những video được biết phù hợp với trẻ em lại có rất nhiều các clip thực tế không hề phù hợp với trẻ em chút nào như: Các nhân vật hoạt hình nhưng lại xuất hiện các hành động kỳ quặc như múa cột, bị ngất xỉu hay chảy máu mũi, bị biến thành ma, nằm mơ ác mộng hay khi trẻ trong clip hét lên sợ hãi. Đây còn được biết đến với trên gọi khác là "mặt tối của Youtube".

Đặc biệt, các nội dung kiểu này còn gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến não bộ đang phát triển của trẻ nhỏ. TS giáo dục Donna Volpitta, người Mỹ cho biết rằng: Những đứa trẻ khi liên tục phải trải qua những cảm xúc căng thẳng và sợ hãi hoặc có thể bị kém phát triển các phần vỏ não trước trán và thùy trán thì những phần não chịu trách nhiệm điều hành nhưng đưa ra các lựa chọn có ý thức và lập kế hoạch trước.

Từ ngày thịnh hành các loại hình mạng xã hội như Youtube cho trẻ em thì trẻ em nghiện điện thoại để sử dụng xem các video tăng lên một cách đáng kể. Kèm theo điều này, các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo rằng, Youtube cũng là tác nhân gây lo lắng và hành vi tình dục không phù hợp ở trẻ em dưới 13 tuổi ngày càng gia tăng cao. Điều này khiến các phụ huynh cần vào cuộc sớm.

Khi trẻ nghiện điện thoại để sử dụng xem các hình thức mạng xã hội vui chơi, giải trí trên điện thoại còn gây gia tăng số trường hợp trẻ mắc chứng lo âu do các video mà trẻ xem trên Youtube gây ra.

2. Những hậu quả ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần khi trẻ nghiện điện thoại

Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ chính là cách giúp trẻ cai nghiện điện thoại thành công. Thực tế, phụ huynh đều thấy rõ trong những năm gần đây, xu hướng con người sử dụng điện thoại ngày càng nhiều đặc biệt đối với trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ ngày càng tăng cao.

Kết quả khảo sát tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa, Giáo dục và Đời sống xã hội cho biết có tới 78% trẻ tại Việt Nam ở độ tuổi dưới 6 tuổi ở thành thị đã được tiếp cận với các thiết bị điện thoại và trẻ có khoảng thời gian sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử kéo dài từ 30 phút cho đến 2 giờ đồng hồ mỗi ngày.

Nghiện điện thoại và cách hạn chế thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ - Ảnh 3.

Nghiện điện thoại khiến trẻ không muốn vận động - Ảnh Internet

Hầu hết, các bậc phụ huynh đều cho rằng cho trẻ sử dụng điện thoại là một cách khiến trẻ không cần dỗ vẫn có thể ngồi yên và không làm phiền tới người lớn.

Ngoài việc sử dụng điện thoại đem lại lợi ích giúp trẻ tiếp cận với các xu hướng hiện đại, học tập và vui chơi phù hợp thì sử dụng điện thoại đến mức nghiện điện thoại hay thiếu kiểm soát lại trở thành nỗi lo lắng của các phụ huynh có con nhỏ. Thực tế cho thấy, khi trẻ nghiện điện thoại thì những hậu quả về tinh thần hay thể chất đều trở nên nghiêm trọng.

- Đối với thể chất, trẻ nghiện điện thoại dễ chơi, không thích vận động và đây là lý do tạo điều kiện khiến trẻ dễ bị béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch.

- Về tinh thần, trẻ nghiện điện thoại sẽ khiến trẻ xao nhãng học tập. Thậm chí còn có thể gây ra nhiều hệ lụy như trẻ bạo lực, chìm đắm vào thế giới ảo, ngại giao tiếp với mọi người trong cuộc sống. Chưa kể, khi phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại cũng là lý do khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh về thị lực, giảm khả năng sáng tạo, tư duy.

3. Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ bằng cách nào?

Phụ huynh khi muốn hạn chế và sử dụng điện thoại ít hơn cha mẹ cần tìm cách để kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của trẻ.

- Muốn con nhỏ nghe theo ý kiến của mình, cha mẹ cần làm gương bằng cách tự hạn chế sử dụng điện thoại khi ở nhà. Không nên nghiện điện thoại hoặc cổ vũ con sử dụng điện thoại thành thạo. Thay vào đó phụ huynh nên dành thời gian để kết nối, gần gũi với con.

- Quản lý chặt chẽ thời gian sử dụng điện thoại của con nhỏ, mỗi ngày chỉ nên cho con sử dụng điện thoại trong một khoảng thời gian nhất định.

- Tách trẻ khỏi các thói quen xấu khi sử dụng điện thoại như chơi game. Hướng dẫn trẻ hoặc các trò chơi khác như cắt dán, tô màu hoặc xếp hình,...

- Các hoạt động ngoại khóa cũng là hoạt động giúp trẻ hạn chế được việc sử dụng điện thoại.

Nghiện điện thoại và cách hạn chế thời gian sử dụng điện thoại ở trẻ - Ảnh 4.

Tách trẻ khỏi các thói quen xấu khi sử dụng điện thoại như chơi game, hướng dẫn trẻ hoặc các trò chơi khác như tô màu - Ảnh Internet

Ngoài ra, một số khuyến nghị khác khi phụ huynh muốn hạn chế trẻ sử dụng điện thoại di động của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ như sau:

Đối với trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi, các phương tiện truyền thông có màm hình đều nên tránh (trừ trò chuyện qua video với trẻ là trường hợp ngoại lệ).

Trong khi đó, trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi thì chỉ nên xem với cha mẹ, phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ tự ý xem điện thoại một mình. Ngoài ra, nên cho trẻ xem nội dung với chất lượng cao, tránh gây hại cho mắt của trẻ.

Thời điểm trẻ được 2 tuổi đến khi trẻ 5 tuổi phụ huynh chỉ nên cho trẻ xem các video chất lượng cao và có phụ huynh lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.

Đối với trẻ từ 6 tuổi trở nên, cần có giới hạn nhất quán về việc sử dụng phương tiện truyền thông như điện thoại di động cho trẻ, không để trẻ bị nghiện điện thoại và cần chú ý ưu tiện cho giấc ngủ và các hoạt động của trẻ hơn là sử dụng phương tiện truyền thông trong thời gian dài.


Tác giả: Nắng Mai