Nghiên cứu mới về hậu quả của hút thuốc lá khi mang thai

Nghiên cứu mới về hậu quả của hút thuốc lá khi mang thai
Hút thuốc lá khi mang thai không phải là một chủ đề mới. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, hành vi này dù mang đến một số tác động tích cực nhất định. Nhưng sự tích cực này là không đáng kể so với các mối nguy hại mà nó có thể gây nên cho cả thai nhi và sản phụ.

Trong quá khứ, đã từng có nhiều nghiên cứu khác nhau được thực hiện để đánh giá các hậu quả của việc hút thuốc lá khi mang thai. Tuy nhiên các nghiên cứu này hầu hết đều là những nghiên cứu có quy mô nhỏ.

Vì vậy, một nghiên cứu mới với quy mô lớn hơn đã được tiến hành trong thời gian gần đây. Các nhà nghiên cứu tập trung làm rõ mối quan hệ của hành vi hút thuốc khi mang thai và những hậu quả của nó. Họ đã tiến hành hồi cứu dữ liệu từ hơn 9 triệu trường hợp sinh trong 10 năm để phục vụ cho mục đích đánh giá.

Kết quả của nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học Chu sinh cho thấy được cả những tác động tích cực và tiêu cực của hành vi hút thuốc lá khi mang thai. Nhưng dù vậy, cơ chế tác động của thuốc lá với sức khỏe của phụ nữ mang thai như thế nào vẫn là điều cần được làm rõ hơn.

Nghiên cứu mới về hậu quả của hút thuốc lá khi mang thai - Ảnh 1.

Hút thuốc lá khi mang thai lợi hay hại không phải là một chủ đề mới (Ảnh: Interenet)

Đọc thêm:

- Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?

- Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đau bụng khi mang thai?

Nghiên cứu về ảnh hưởng của hút thuốc lá khi mang thai

Để thực hiện nghiên cứu, các tác giả đã lựa chọn sử dụng nguồn dữ liệu thuộc Dự án Chi phí Chăm sóc Sức khỏe và Sử dụng-Mẫu Bệnh nhân Nội trú Toàn quốc trong thời gian từ năm 2004-2014.

Cụ thể đã có 9,096,788 trường hợp sinh được các tác giả lựa chọn, trong đó có đến 443,590 trường hợp (tương đương 4.8%) có mẹ hút thuốc lá khi mang thai. Những trường hợp còn lại bao gồm các bà mẹ không hút thuốc được sử dụng để làm nhóm đối chứng.

Kết quả thu được cho các nhà nghiên cứu thấy rằng, những bà mẹ hút thuốc khi mang thai có tỷ lệ sinh non, vỡ ối sớm và thai già tháng tăng lên. Trong khi đó tỷ lệ tiền sản giật, mổ lấy thai, băng huyết sau sinh,... lại có sự giảm đi nhất định.

Điều này có sự tương đồng với kết quả của các nghiên cứu nhỏ hơn đã từng được thực hiện trong quá khứ. Những nghiên cứu trước kia cũng từng chứng minh được mối liên quan giữa hút thuốc khi mang thai trong làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm tiến triển trong lòng tử cung, nhau bong non,... Đồng thời làm giảm nguy cơ tiền sản giật và và băng huyết sau sinh.

Tác giả của nghiên cứu - Bác sĩ Ido Feferkorn đến từ Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Đại học McGill cho biết, họ nhận thấy sự giảm tỷ lệ mổ lấy thai và băng huyết sau sinh ở những phụ nữ hút thuốc khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm rõ kết luận này.

Còn theo ý kiến của Bác sĩ sản khoa Yvonne Bohn - Trung tâm Y tế Providence Saint John, những bà mẹ hút thuốc khi mang thai thường có trọng lượng con thấp và sinh sớm hơn. Đây có thể là lý do dẫn đến giảm tỷ lệ tiền sản giật. Nhưng cần lưu ý rằng, những tác động tích cực do hút thuốc khi mang thai đem lại là rất nhỏ so với những lo lắng, tác hại mà nó có thể gây nên.

Nghiên cứu mới về hậu quả của hút thuốc lá khi mang thai - Ảnh 2.

Hút thuốc lá khi mang thai gây nên nhiều hậu quả như sinh non, nhẹ cân,... (Ảnh: Internet)

Bác sĩ Ido Feferkorn cho biết thêm, những người không mang thai có thể ít gặp phải các hậu quả từ hành vi hút thuốc lá hơn. Tuy nhiên vẫn có những hậu quả khác có thể xảy ra, kể cả các hậu quả lâu dài ảnh hưởng đến quá trình mang thai về sau. Chính vì vậy, cần phải có thêm nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa thời gian bỏ hút thuốc và các nguy cơ trong thai kỳ. Từ đó có thể đưa ra các khuyến cáo cai thuốc khi cần thiết.

Hút thuốc lá khi mang thai có thể gây ra hậu quả gì?

Chúng ta đều biết rằng, hút thuốc lá có gây hại cho tất cả mọi người, kể cả những người khỏe mạnh nhất. Trong khi đó, phụ nữ mang thai là một đối tượng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, hậu quả của hành vi hút thuốc lá khi mang thai có thể gây nên lại càng nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ Yen Tran - Trung tâm Y tế MemorialCare Orange Coast giải thích, hút thuốc lá khiến tất cả các hệ cơ quan của người phụ nữ đều bị căng thẳng, thay đổi hoạt động. Khi những bất thường này diễn ra trên một phụ nữ mang thai, mức độ của nó sẽ tăng lên. Đặc biệt, những thay đổi ở hệ tuần hoàn do hút thuốc khi mang thai có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu trong thai kỳ.

Bà cho rằng, thai nhi ở các bà mẹ hút thuốc thường bị nhẹ cân do nguồn cung cấp oxy bị hạn chế. Mặc dù thai nhi nhẹ cân có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến hậu quả là tình trạng kém phát triển các hệ cơ quan của trẻ.

Ngoài ra Bác sĩ Ido Feferkorn còn thông tin thêm, hành vi hút thuốc lá khi mang thai không chỉ ảnh hưởng lên thai nhi mà còn có thể ảnh hưởng lên cả sản phụ. Ông và các cộng sự đã nhận thấy, nguy cơ biến chứng tại vết thường hoặc phải cắt bỏ tử cung có sự tăng lên đáng kể ở những bà mẹ hút thuốc lá khi mang thai.

Làm thế nào để bỏ hút thuốc lá

Tại Hướng dẫn cai thuốc lá của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ, những lý do khiến một người nên bỏ thuốc đã được nêu ra rất đầy đủ. Trong đó, mang thai là một lý do được nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Yen Tran, cả cuộc sống hằng ngày và quá trình mang thai đều có rất nhiều căng thẳng. Hút thuốc lá là hành vi được nhiều người lựa chọn để giải tỏa bớt các căng thẳng này. Do thế bà và các bác sĩ khác biết rằng, khuyên tất cả mọi người đều ngừng hút thuốc lá là điều họ không thể.

Tuy nhiên họ có thể giúp đưa ra một kế hoạch bỏ thuốc lá hoặc cắt giảm thuốc lá thích hợp với mỗi cá nhân. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe của thai nhi, giúp thai nhi có thể được sinh ra ngoài đủ tháng và khỏe mạnh hơn.

Vì vậy, điều quan trọng cần làm là cho cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về tiền sử hút thuốc lá của bản thân. Bạn sẽ nhận được hướng dẫn làm thế nào để bỏ thuốc, hay ít nhất là ngưng hút thuốc lá khi mang thai. Bên cạnh đó, các thông tin này cũng giúp bác sĩ đưa ra một kế hoạch phù hợp nhất cho thai kỳ của bạn.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá là điều không hề dễ dàng với hầu hết mọi người. Nhưng điều này không có nghĩa là không thể. Xây dựng một thói quen lành mạnh hơn, tăng cường sự chú ý vào những công việc khác hay tự dành phần thường cho những điều mình làm được,... là những cách hiệu quả có thể áp dụng để giảm bớt cảm giác thèm hút thuốc lá.

Nghiên cứu mới về hậu quả của hút thuốc lá khi mang thai - Ảnh 3.

Những thói quen lành mạnh có thể giúp bỏ thuốc lá dễ dàng hơn (Ảnh: Internet)

Kể cả sau khi đã ngừng hút thuốc lá thành công, bạn vẫn có thể rất dễ dàng hút thuốc trở lại. Vì vậy, hãy kiên trì với những thói quen lành mạnh mà bản thân đã tạo lập được. Điều này sẽ giúp bạn chống lại sự mong muốn hút thuốc.

Nhưng nếu như bạn bỏ thuốc không thành công, điều này cũng không hề gì cả. Hãy điều chỉnh lại trạng thái và tâm trạng của bản thân để bắt đầu bỏ hút thuốc lá thêm một lần nữa.

Ý nghĩa của nghiên cứu

Mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra một số tác động tích cực của hút thuốc khi mang thai. Nhưng những tác động tích cực là nhỏ bé so với các tác hại mà hành vi này có thể gây nên. Hút thuốc lá khi mang thai không chỉ gây nên những ảnh hưởng khi sinh nở, nó còn gây nên cả những tác hại về mặt lâu dài. Do đó, các chuyên gia không khuyến khích các thai phụ hút thuốc trong thai kỳ.

Mặt khác, mang thai là thời điểm tốt để một người phụ nữ có tiền sử sử dụng thuốc lá từ trước kia. Lợi ích của cả thai nhi trong giai đoạn mang thai, hay sức khỏe của em bé sau khi chào đời,... đều là những động lực tuyệt vời cho việc bỏ hút thuốc lá.

Nguồn tham khảo: https://www.verywellfamily.com/study-highlights-the-dangers-of-smoking-while-pregnant-5204216


Tác giả: QN