Nghiên cứu mới: Sự khác biệt về huyết áp giữa hai cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim, đột quỵ

Nghiên cứu mới: Sự khác biệt về huyết áp giữa hai cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim, đột quỵ
Một sự khác biệt đáng kể về chỉ số huyết áp tâm thu hay chênh lệch huyết áp cao nhất giữa hai cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn đau tim hoặc đột quỵ trong tương lai, theo một phân tích tổng hợp mới của 24 nghiên cứu toàn cầu được công bố hôm 21/12 trên tạp chí Hypertension.

Tiến sĩ Chris Clark, giảng viên cao cấp môn y học thực hành tại Đại học Y Exeter, Vương quốc Anh, cho biết: “Những bệnh nhân cần kiểm tra huyết áp giờ đây nên được kiểm tra ở cả hai cánh tay, ít nhất một lần".

1. Nghiên cứu mới về sự khác biệt huyết áp giữa hai cánh tay cho thấy nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn

Huyết áp được đo bằng đơn vị mili-mét thủy ngân (viết tắt là mmHg), thường được đo bởi hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (viết dưới dạng tỷ số: tâm thu/tâm trương). Số đo huyết áp thể hiện áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong mạch máu (động mạch) - khi mà cơ tim ở trạng thái nghỉ giữa các nhịp đập.

Khi tim của bạn đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (là áp lực tâm thu) cho tới cực tiểu (áp lực tâm trương). Số đo huyết áp trung bình được gây ra do sức bơm của tim và lực cản trong mạch máu. Huyết áp sẽ giảm dần khi máu đi theo động mạch rời khỏi tim. Thông thường huyết áp sẽ giảm nhanh nhất là khi máu di chuyển trong những động mạch nhỏ và sẽ tiếp tục giảm xuống khi đi qua các mao mạch. 

Nghiên cứu mới: Sự khác biệt về huyết áp giữa hai cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim, đột quỵ - Ảnh 2.

Nghiên cứu mới về sự khác biệt huyết áp giữa hai cánh tay cho thấy nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn (Ảnh: Internet)

Huyết áp sẽ đạt ở mức nhỏ nhất là khi di chuyển trong tĩnh mạch và trở lại tim.

Theo nghiên cứu mới thì mỗi một mức độ chênh lệch khi đo huyết áp ở 2 cánh tay mà trên 10 mmHg thì nguy cơ người đó bị đau thắt ngực, đau tim hay nguy cơ gặp các cơn đột quỵ sẽ tăng 1% trong 10 năm tới.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt trên 5mmHg giữa hai nhánh "dự đoán tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, tỷ lệ tử vong do tim mạch và các biến cố tim mạch.

Tiến sĩ Clark cho biết: “Từ lâu, chúng ta đã biết rằng sự chênh lệch huyết áp giữa hai cánh tay có liên quan đến kết quả sức khỏe kém hơn. Nghiên cứu này "cho chúng ta biết rằng sự chênh lệch huyết áp giữa các cánh tay càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ càng lớn. Vì vậy việc đo cả hai cánh tay thực sự là rất quan trọng để xác định bệnh nhân nào có thể có nguy cơ gia tăng đáng kể", TS. Clark nói.

Xem thêm: Chỉ số huyết áp của từng độ tuổi

2. Sự khác biệt chính nằm ở huyết áp tâm thu

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (viết tắt là AHA) cho rằng huyết áp bình thường khi số đo huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 và số đo huyết áp tâm trương là dưới 80.

(Ảnh: CNN)

Nghiên cứu mới: Sự khác biệt về huyết áp giữa hai cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim, đột quỵ - Ảnh 3.

(Dịch lại bởi: Bác sĩ nội trú)

Sự chênh lệch từ 10 mm thủy ngân trở xuống giữa các cánh tay được AHA coi là bình thường và không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, các chỉ số cao hơn giữa hai cánh tay có thể là dấu hiệu của động mạch bị thu hẹp hoặc xơ cứng, sự tắc mạch hay thiếu máu tới cơ tim có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu lưu thông.

Không giống như các hướng dẫn ở Mỹ, các hướng dẫn ở cả Anh và Liên minh châu Âu công nhận "chênh lệch tâm thu từ 15 mmHg trở lên giữa hai cánh tay là ngưỡng cho thấy nguy cơ tim mạch cao hơn", nghiên cứu cho biết.

Đồng tác giả nghiên cứu Victor Aboyans, giáo sư và trưởng khoa tim mạch tại Bệnh viện Đại học Dupuytren ở Limoges, Pháp, cho biết nghiên cứu cho thấy các hướng dẫn quốc tế cần được đánh giá lại.

"Chúng tôi tin rằng sự chênh lệch 10 mmHg hiện có thể được coi là giới hạn trên của mức bình thường đối với huyết áp tâm thu giữa hai cánh tay, khi cả hai cánh tay được đo theo trình tự trong các cuộc hẹn khám lâm sàng thông thường. Thông tin này nên được đưa vào các hướng dẫn trong tương lai và thực hành lâm sàng trong việc đánh giá nguy cơ tim mạch. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều người hơn được xem xét để điều trị có thể giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong", Aboyans cho biết trong một tuyên bố.

Ngoài ra, các nhân viên y tế nên đo huyết áp ở cả hai cánh tay khi kiểm tra, báo cáo cho biết. Mặc dù khuyến nghị này có được đưa ra trước đó nhưng dường như đã bị bỏ qua ở nhiều nơi.

TS. Clark nói: “Mặc dù các hướng dẫn quốc tế hiện nay khuyến nghị nên thực hiện đo huyết áp ở cả hai cánh tay để có thể so sánh và chẩn đoán nhưng thực tế, có vẻ như không đủ thời gian để thực hiện cho một kiểm tra lâm sàng như vậy".

" Việc kiểm tra huyết áp ở hai cánh tay có thể tự thực hiện được bằng các máy đo huyết áp thông thường mà không nhất thiết phải thực hiện ở cơ sở chăm sóc sức khỏe đắt tiền nào đó. Thời gian đo huyết áp ở cánh tay "thường xuyên bị bỏ qua" lại có thể trở thành cánh cửa cứu được mạng sống cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ cao hơn". TS.Clark nhấn mạnh.

3. Hướng dẫn về việc tự đo huyết áp

AHA khuyến nghị rằng, với bất cứ ai cảm thấy lo lắng về huyết áp của mình đều có thể tự đo huyết áp theo dõi tại nhà, đồng thời đừng quên ghi lại kết quả đo vào nhật kí của mình. Cụ thể như sau:

- Lựa chọn máy đo huyết áp cẩn thận

Tốt nhất là nên chọn loại máy đo huyết áp kiểu vòng bít cả cánh tay thay vì chỉ đo ở cổ tay hay ngón tay. AHA khuyên rằng, nếu bạn tự đo huyết áp thì hãy đo vào một thời điểm nhất định trong ngày và tương tự như thế cho những ngày theo dõi sau đó.

Nghiên cứu mới: Sự khác biệt về huyết áp giữa hai cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim, đột quỵ - Ảnh 4.

Cần chọn máy đo huyết áp dạng vòng bít cả cánh tay (Ảnh: Internet)

- Không được hút thuốc hoặc sử dụng các loại đồ uống có cồn, có caffein trong khoảng 30 phút trước khi đo huyết áp; kể cả tập thể dục

- Hãy đi vệ sinh và làm rỗng bàng quang của bạn

- Ngồi thẳng lưng trên ghế tựa nhưng yêu cầu phần tựa phải cứng, không nên ngồi trên ghế sofa.

+ Để bàn chân của bạn thẳng, dựa sát vào sàn nhà. Tuyệt đối không được vắt chéo chân.

+ Để cánh tay trên một mặt phẳng khác (ví dụ như bàn) sao cho cánh tay được để song song với tim.

Nghiên cứu mới: Sự khác biệt về huyết áp giữa hai cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim, đột quỵ - Ảnh 5.

Tư thế ngồi đo huyết áp tiêu chuẩn, có thể xem hướng dẫn trên các máy đo (Ảnh: Internet)

+ Xắn tay áo lên. Lưu ý là không bít vòng đo lên quần áo để đo huyết áp. Sau đó ngồi yên tĩnh lại, đúng tư thế khoảng 5 phút để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu bất kì một phép đo nào.

+ Đảm bảo phần dưới cùng của vòng bít được đặt ngay trên phần cong của khuỷu tay.

- Hãy đo khoảng 2, 3 lần rồi ghi vào nhật kí của bạn. Mỗi lần đọc kết quả đo cách nhau khoảng 1 phút. 

Khi có cuộc hẹn kiểm tra sức khỏe với bác sĩ, hãy mang các kết quả đo đó tới và đưa cho bác sĩ kiểm tra.

Nguồn dịch: https://edition.cnn.com/2020/12/21/health/blood-pressure-both-arms-study-wellness/index.html


Tác giả: Kim Phụng