Nghiên cứu mới: Phụ nữ mang thai uống cà phê là an toàn?

Nghiên cứu mới: Phụ nữ mang thai uống cà phê là an toàn?
Phụ nữ mang thai cần tập trung nhiều vào chế độ ăn uống để duy trì sức khỏe. Trong đó, phụ nữ mang thai uống cà phê có an toàn hay không vẫn là chủ đề còn nhiều tranh cãi. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, uống cà phê khi mang thai không làm gia tăng nguy cơ kết cục bất lợi của thai kỳ.

Để đảm bảo những đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh, phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn mang thai. Họ phải đặc biệt thận trọng về những gì mà bản thân ăn, uống trong suốt giai đoạn này. Chính vì ngày càng có nhiều dữ liệu được ghi nhận thì các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai cũng thay có sự thay đổi theo từng năm.

Một số lời khuyên mà các bác sĩ thường dành cho phụ nữ mang thai về những hành động tốt nhất trong thai kỳ có thể kể đến như:

- Bổ sung acid folic rất cần thiết trong thai kỳ, giúp giảm nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh.

- Tăng cường cung cấp calo khi mang thai để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

- Tránh hút thuốc lá hoặc uống rượu vì có thể gây bất lợi cho sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, không thể không kể đến một vấn đề rất đáng được chú ý chính là tác động của caffein trong thai kỳ. Với cà phê là nguồn cung cấp caffein thường dùng nhất thì bao nhiêu caffein mỗi ngày sẽ là an toàn cho phụ nữ mang thai?

Một nghiên cứu được công bố gần đây trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế đã làm rõ hơn về chủ đề này. Theo đó, phụ nữ mang thai uống cà phê không làm tăng nguy cơ kết cục bất lợi của thai kỳ như sẩy thai, thai chết lưu, sinh non,...

Nghiên cứu mới: Phụ nữ mang thai uống cà phê là an toàn - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới cho thấy, phụ nữ mang thai uống cà phê không làm gia tăng nguy cơ thai kỳ - Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Cần lưu ý gì khi uống?

Thải độc đại tràng bằng cà phê có tốt không? Bác sĩ cảnh báo điều gì?

1. Phụ nữ mang thai uống cà phê không làm tăng nguy cơ thai kỳ

Có nhiều rào cản khác nhau về đạo đức xung quanh các nghiên cứu về số lượng caffein tiêu thụ trong thai kỳ. Chẳng hạn như việc chia phụ nữ mang thai thành các nhóm, để cho họ sử dụng caffein với số lượng khác nhau và tiến hành thu thập kết quả sau đó được xem là hành vi phi đạo đức.

Bởi vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng phương pháp Ngẫu nhiên hóa Mendel để tìm kiếm các biến dị di truyền do tiêu thụ caffein trong thai kỳ.

Theo Tác giả của nghiên cứu - Tiến sĩ Gunn-Helen Moen, các phân tích di truyền đã được sử dụng để mô phỏng một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên. Cụ thể, hành vi phụ nữ mang thai uống cà phê được dự đoán dựa trên 8 biến dị di truyền liên quan đến tiêu thụ cà phê.

Chuyên gia dinh dưỡng - Tiến sĩ Brian Power cho rằng đây thực sự là một phương pháp hữu ích. Bởi với việc sử dụng phương pháp tiếp cận di truyền ngẫu nhiên Mendel, nhóm nghiên cứu đã mô phỏng tác động của một thử nghiệm lâm sàng nhờ vào các biến dị di truyền khác nhau xảy ra một cách tự nhiên. Từ đó xác nhận mối quan hệ nhân quả của tiêu thụ caffein đối với kết cục của thai kỳ. Đồng thời, sự phân tích di truyền mạnh mẽ trong quần thể dân số lớn giúp giảm đáng kể sai số trong kết quả thu được.

Trong nghiên cứu này, mục tiêu của nhóm nghiên cứu là xác định tiêu thụ caffein có phải là nguyên nhân dẫn đến các kết cục bất lợi trong thai kỳ hay không. Vì vậy, họ đã đánh giá mối quan hệ giữa việc phụ nữ mang thai uống cà phê với các kết cục như sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, trọng lượng thai nhi khi sinh,...

Theo kết quả thu được, phụ nữ mang thai uống cà phê không làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu và sinh non. Tuy nhiên, uống cà phê khi mang thai có thể có liên quan đến trọng lượng thai nhi khi sinh lớn hơn.

Tiến sĩ Tiến sĩ Gunn-Helen Moen cho rằng, nghiên cứu của ông và các cộng sự đã không tìm thấy mối quan hệ giữ phụ nữ mang thai uống cà phê với các tình trạng như sẩy thai, thai chết lưu và sinh non. Do đó, nếu chỉ đánh giá riêng về tác động của cà phê thì phụ nữ không cần thiết phải bỏ hoàn toàn uống cà phê trong thai kỳ.

Nghiên cứu mới: Phụ nữ mang thai uống cà phê là an toàn - Ảnh 2.

Những người phụ nữ không cần thiết phải từ bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê khi họ mang thai - Ảnh: Internet

2. Những điểm hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù nghiên cứu đã đưa ra những kết luận về mức độ an toàn của hành vi phụ nữ mang thai uống cà phê, tuy vậy nó vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Chẳng hạn có thể kể đến như:

- Nghiên cứu này mới chỉ tiến hành đánh giá cụ thể đối với việc phụ nữ mang thai uống cà phê. Trong khi đó, các nguồn cung cấp caffein khác và những tác động của chúng lại chưa được xem xét.

- Chỉ có một số kết cục của quá trình mang thai được xem xét trong quá trình nghiên cứu và những khía cạnh không được xem xét có thể bị ảnh hưởng bởi caffein.

Nói về hạn chế này, theo Tiến sĩ Gunn-Helen Moen thì họ đã không đề cập đến các yếu tố phát triển cụ thể, ví dụ như phát triển thần kinh và các hệ cơ quan của thai nhi. Và việc tiến hành xem xét thêm các yếu tố này là điều hết sức quan trọng.

Nhìn chung, nghiên cứu đã bổ sung thêm các bằng chứng rằng phụ nữ mang thai uống cà phê với số lượng vừa phải không cần thiết lo lắng quá mức về kết cục bất lợi đối với thai kỳ. Điều quan trọng là họ phải thường xuyên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có được sức khỏe tốt nhất trong suốt quá trình mang thai.

Cuối cùng, Tiến sĩ Brian Power kết luận rằng, nghiên cứu thú vị này được xây dựng từ những bằng chứng đã có. Nó cho thấy, phụ nữ mang thai uống cà phê là an toàn trong phần lớn các trường hợp. Do đó không cần thiết quá lo ngại khi hạn chế uống cà phê ở mức một đến 2 ly mỗi ngày.

Nguồn tham khảo: You might not need to cut out coffee during pregnancy


https://suckhoehangngay.vn/nghien-cuu-moi-phu-nu-mang-thai-uong-ca-phe-la-an-toan-20220623043528222.htm
Tác giả: QN