Nghiên cứu mới: Mức độ hoạt động thể lực và nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu mới: Mức độ hoạt động thể lực và nguy cơ đột quỵ
Một nghiên cứu mới khám phá mối quan hệ giữa các mức độ hoạt động thể chất khác nhau, ít vận động và nguy cơ đột quỵ.

Nghiên cứu được đăng tải trên JAMA này tập trung vào việc xem xét mối quan hệ trực tiếp từ cường độ vận động thể lực với đột quỵ. Giáo sư Virginia J. Howard, Ph.D của trường Y tế Cộng đồng tại Đại học Alabama, Birmingham cho biết: "Mặc dù bệnh tim và đột quỵ có chung yếu tố nguy cơ nhưng một số thì không".

Giáo sư Howard cũng giải thích thêm, mặc dù rất khó để có thể xác định tần suất và cường độ hoạt động thể lực có thể ngăn ngừa đột quỵ nhưng nghiên cứu này của ông và các công sự đã đem lại một cái nhìn tích cực hơn.

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ đều giảm ở người có ít thời gian tập luyện thể chất và người dành nhiều thời gian tập thể dục bao gồm cả tần suất và cường độ tập luyện (từ nhẹ tới nặng).

Cụ thể:

- Hoạt động cường độ vừa phải tới nặng giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ

- Các bộ môn vận động thể chất nhẹ nhàng cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ

- Nguy cơ đột quỵ tăng lên ở người dành ít thời gian vận động.

1. Mối quan hệ giữa hoạt động thể lực và nguy cơ đột quỵ

Hoạt động thể chất được chia thành ba mức độ: nhẹ, vừa phải và nặng (mạnh). Các nhà nghiên cứu đã thực hiện đo lường cường độ hoạt động thể lực theo MET (viết tắt của đơn vị đo metabolic equivalent of task). Một MET là năng lượng tương đương mà một người tiêu thụ trong trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn.

- Hoạt động thể lực cường độ nhẹ sẽ có mức đo là từ 1.5 - 3 METs

- Hoạt động thể lực cường độ trung bình có mức đo là từ 3 - <6 METs

- Hoạt động thể lực cường độ nặng có mức đo >= 6 METs.

Nghiên cứu cho thấy rằng mỗi giờ dành để thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng giúp giảm 14% nguy cơ bị đột quỵ.

1.1. Tăng mức độ hoạt động thể lực và nguy cơ đột quỵ

CDC cũng đã giải thích khái niệm hoạt động thể lực như sau:

- Với hoạt động thể lực cường độ trung bình nghĩa là khi bạn thực hiện một hoạt động mà nhịp tim cùng với nhịp thở của bạn tăng lên trên mức bình thường nhưng bạn vẫn duy trì được việc nói chuyện nhưng không thể hát được.

Nghiên cứu mới: Mức độ hoạt động thể lực và nguy cơ đột quỵ - Ảnh 2.

Tăng mức độ hoạt động thể lực và nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)

Các hoạt động thể lực mức trung bình bao gồm: đi bộ nhanh, vui chơi với trẻ em, đạp xe có tốc độ bình thường, làm việc nhà hoặc khiêu vũ.

- Với hoạt động thể lực mức nặng (mạnh) bao gồm các hoạt động khiến nhịp tim người tập tăng lên một cách đáng kể và bạn gặp khó khăn khi nói những câu dài mà chỉ nói được các câu ngắn, ngắt quãng.

Các hoạt động này bao gồm: chạy bộ, đánh cầu lông, chơi tennis đơn, đá bóng, chơi bóng rổ, nhảy dây hoặc các công việc nặng khác như cuốc đất, bổ củi....

Thì theo nghiên cứu trên, 175 phút hoạt động thể lực mức độ trung bình tới mạnh có thể giúp giảm 43% nguy cơ bị đột quỵ ở người lớn từ 45 tuổi trở lên.

1.2. Ít vận động và nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa việc ít vận động có thể ảnh hưởng thế nào tới nguy cơ đột quỵ và những nguy cơ tiềm tàng khác có liên quan tới thời gian dài không hoạt động thể lực.

“Hầu hết những người ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi chỉ dành chưa tới 35% thời gian cho việc vận động. Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ thời gian họ vận động trong trạng thái nghỉ ngơi thậm chí còn ít hơn, 16 - 29%", Tiến sĩ Steven P. Hooker, Ph.D. tại Trường Cao đẳng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh tại Đại học Bang San Diego giải thích.

Nghiên cứu mới: Mức độ hoạt động thể lực và nguy cơ đột quỵ - Ảnh 3.

Nghiên cứu cho thấy rằng nếu thời gian ít vận động hàng ngày của một người từ 13 giờ trở lên, thì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên 44% (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu cho thấy rằng nếu thời gian ít vận động hàng ngày của một người từ 13 giờ trở lên, thì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên 44%. Ngoài ra, thời gian ít vận động hơn 11 phút có liên quan đến việc tăng 53% nguy cơ đột quỵ, so với thời gian ít vận động hơn 8 phút ngắn hơn.

2. Điểm mấu chốt

“Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng việc chia nhỏ các giai đoạn ít vận động theo định kỳ với hoạt động thể chất thậm chí ở cường độ nhẹ cũng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ”. Tiến sĩ Hooker khuyên. “Chủ động thức dậy và tích lũy 4-5 giờ mỗi ngày cho các hoạt động cường độ nhẹ là có lợi. Tốt hơn nữa, nếu có thể, hãy kết hợp các hoạt động cường độ vừa phải đến mạnh".

Một số thay đổi nhỏ theo Tiến sĩ Hooker bao gồm:

- Đi bộ xung quanh nhà trong thời gian phát quảng cáo trên TV

- Đặt đồng hồ báo thức 20 - 30 phút một lần để đứng dậy hoặc di chuyển

- Tăng cường các hoạt động thể lực cường độ nhẹ bằng cách đi bộ nhiều hơn.

Việc này hầu như không mất nhiều thời gian nhưng cần phải được lên kế hoạch tỉ mỉ và thực hiện theo.

Tóm lại thì nguy cơ đột quỵ có mối liên hệ mật thiết với các cường độ hoạt động thể lực. Tuy nhiên tùy vào từng trạng thái sức khỏe mà bạn có thể thực hiện các hoạt động thể lực khác nhau, tốt nhất hãy liên hệ với chuyên gia nếu như bạn đang có sẵn các bệnh lý mãn tính về xương khớp hoặc tim mạch.

Nguồn dịch: Even light-intensity activity may lower risk of stroke, study finds

https://suckhoehangngay.vn/nghien-cuu-moi-muc-do-hoat-dong-the-luc-va-nguy-co-dot-quy-2022083114423319.htm
Tác giả: Allen