Nghiên cứu mới: Giảm nguy cơ đột quỵ nhờ tiêm phòng cúm

Nghiên cứu mới: Giảm nguy cơ đột quỵ nhờ tiêm phòng cúm
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêm phòng cúm với nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn.

Hàng năm chúng ta đều được nhắc nhở về việc tiêm phòng cúm, đặc biệt là trong khi đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra cùng sự xuất hiện của các biến chủng mới hay nguy cơ mắc cảm cúm và COVID-19 cùng lúc.

1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguy cơ đột quỵ và tiêm phòng cúm

Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Tạp chí Neurology cho thấy những người được tiêm phòng cúm hàng năm có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 12% so với những người không được tiêm phòng cúm, ngay cả khi có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khác được xem xét cùng (1).

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ khoảng 14.000 người trưởng thành ở Tây Ban Nha, những người ít nhất 40 tuổi và đã trải qua một cơn đột quỵ. Những người tham gia nghiên cứu được so sánh với khoảng 70.000 người không có tiền sử đột quỵ. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ trong khoảng thời gian 14 năm.

Nghiên cứu mới: Giảm nguy cơ đột quỵ nhờ tiêm phòng cúm - Ảnh 2.

Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Tạp chí Neurology cho thấy những người được tiêm phòng cúm hàng năm có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 12% (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Sự thật phía sau 10 lầm tưởng về bệnh đột quỵ

Mối quan hệ giữa đái tháo đường và nguy cơ đột quỵ

Đồng tác giả nghiên cứu Francisco J. de Abajo, MD, MPH, PhD, giáo sư dược học tại Đại học Alcala, nói rằng ông và nhóm nghiên cứu của mình đã quyết định nghiên cứu mối liên hệ này sau khi phát hiện ra rằng việc mắc cúm có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính - một cơn đau tim - và việc tiêm vaccine phòng bệnh cúm đã làm giảm nguy cơ này.

Bước tiếp theo là tìm hiểu xem liệu vaccine cúm có thể giúp bảo vệ họ khỏi cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay không.

Điều gì xảy ra trong cơn đột quỵ?

Tai biến mạch máu não, còn được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua, là tình trạng xảy ra khi dòng máu lên não bị tắc nghẽn. Điều này ngăn não nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết từ máu và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút khi sự tắc nghẽn này xảy ra.

Đột quỵ là một trường hợp y tế khẩn cấp và đột quỵ có thể dẫn tới tổn thương não, tàn tật thậm chí là tử v.ong. Các triệu chứng của đột quỵ có thể khác nhau ở mỗi người nhưng thường bao gồm:

- Yếu, tê liệt hoặc tê một bên mặt hay cơ thể

- Đau đầu đột ngột và dữ dội

- Suy giảm thị lực

- Khó nói hoặc méo miệng.

2. Tại sao tiêm phòng cúm lại giúp giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu này hướng tới việc lý giải tạo sao tiêm phòng cúm giúp ngăn ngừa bệnh cúm đồng thời tránh được các bệnh do virus gây ra tác động thế nào tới nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ. Ngoài ra tiêm phòng cúm còn có thể giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể - mà viêm lại là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Hay nói cách khác, việc nhiễm cúm không chỉ đơn thuần gây ra cúm mà còn có thể kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe liên quan và gây ra nhiều hậu quả lâu dài hơn làm tăng nguy cơ tử v.ong khi nhiễm bệnh. Điều này cũng có thể được giải thích là do những người tiêm phòng cúm đầy đủ hàng năm thường có xu hướng khỏe mạnh hơn.

Không rõ lý do tại sao vắc-xin phế cầu không có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ và tiêm vaccine cúm nhưng Giáo sư Abajo cho biết có thể do vaccine phế cầu và vaccine cúm được thiết kế nhắm vào các mục tiêu khác nhau. Ví dụ như vaccine phế cầu giúp chống lại một dạng viêm phổi do vi khuẩn gây ra còn bệnh cúm là bệnh do nhiễm virus.

3. Thời gian tiêm phòng cúm nên là khi nào?

Virus cúm hiện nay chỉ chứa một hoặc 2 loại kháng nguyên đặc hiệu do một hay hai loại virus nên nó không có tác dụng phòng ngừa với tất cả các loài khác nhau. Trong khi đó, virus cúm có rất nhiều loại, được tạo ra từ 18 chủng loại H từ H1 đến H17 và chủng loại N từ N1 đến N9. Virus mới được tạo ra khi kết hợp một chủng H với một chủng N. 

Vì thế, tiêm phòng cúm cần được thực hiện hàng năm để cập nhật những chủng virus gây cúm mới nhất. Ngoài ra, theo CDC thì việc bảo vệ miễn dịch của một người sau khi tiêm phòng cúm giảm dần theo thời gian nên việc tiêm nhắc lại hàng năm sẽ giúp cơ thể có được sự bảo vệ tốt nhất.

Người được tiêm phòng ngừa cúm sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus khi họ bị nhiễm. Cần khoảng 2 tuần để tạo ra kháng thể này và khả năng bảo vệ là 50-80% (có nghĩa là 50-80% người tiêm phòng virus cũm sẽ không bị cúm sau khi tiêm).

4. Phòng ngừa đột quỵ

Có nhiều biện pháp ngăn ngừa đột quỵ, trong đó việc giảm các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới cơn đột quỵ là điều quan trọng, chẳng hạn như:

- Kiểm tra sức khỏe định kì

- Uống thuốc đúng và đầy đủ theo đơn của bác sĩ khi đang có các bệnh tim mạch mãn tính

- Tập thể dục hàng ngày

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế dầu mỡ

- Không hút hoặc hạn chế thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích

- Khi thời tiết chuyển lạnh cần có các biện pháp giữ ấm cơ thể khi ra ngoài,...

Nguồn dịch: Getting a Flu Shot Might Lower Stroke Risk


Tác giả: Allen