Nghỉ lễ dài ngày, cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe?

Nghỉ lễ dài ngày, cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe?
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, nhiều người được nghỉ tới 5 ngày. Đây là thời điểm thích hợp cho nhiều sự kiện vui chơi, giải trí. Đặc biệt là các hoạt động chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới đây là những lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong kỳ nghỉ lễ dài.

Dù là trong kỳ nghỉ dài thì việc duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, tuân ngủ các nguyên tắc vui chơi ngoài trời an toàn là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

1. Khi vui chơi ở những nơi đông người

Các sự kiện ngoài trời luôn thu hút đông đảo người tham gia, do vậy cần chú ý những điều sau để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh, ô nhiễm không khí, rủi ro vệ sinh không sạch sẽ hoặc các sự cố liên quan tới đám đông tụ tập:

1.1. Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tất cả mọi người từ 2 tuổi trở lên, việc đeo khẩu trang đúng cách ở những khu vực lưu thông gió kém, chẳng hạn như trên các phương tiện công cộng gồm xe buýt, tàu điện ngầm, tàu hỏa, máy bay sẽ giúp hạn chế thấp nhất sự tiếp xúc và lây lan của các bệnh về đường hô hấp. Điều này đặc biệt đúng nếu trong phạm vi xung quanh bạn có người đang ho, hắt hơi, sổ mũi hay các triệu chứng bệnh hô hấp khác mà bạn lại không thể di chuyển ra xa họ.

Nghỉ lễ dài ngày, cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe? - Ảnh 2.

Tất cả mọi người từ 2 tuổi trở lên, việc đeo khẩu trang đúng cách ở những khu vực lưu thông gió kém (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

+ Người bị dị ứng theo mùa nên chọn khẩu trang loại nào?

+ 6 dấu hiệu về đêm cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề

Nên đeo loại khẩu trang nào? Nhìn chung hầu hết các loại khẩu trang đều có thể giúp ngăn ngừa sự tiếp xúc với vi khuẩn, virus trong không khí. Điều quan trọng là không tái sử dụng khẩu trang y tế dùng một lần. Trong trường hợp muốn sử dụng khẩu trang vải, bạn cần giặt khẩu trang và khử khuẩn sạch sau mỗi lần sử dụng. Đồng thời hạn chế dùng tay chạm vào mặt ngoài của khẩu trang, tránh vô tình đưa bụi bẩn hay virus, vi khuẩn bám ở mặt ngoài khẩu trang dính vào mắt, mũi, miệng. Vì thế, hãy cẩn thận khi tháo khẩu trang, bắt đầu từ dây đeo tai rồi bỏ ngay vào máy giặt hoặc thùng rác sau đó rửa tay thật sạch sẽ.

Cuối cùng, một nguyên tắc luôn luôn đúng trong việc lựa chọn khẩu trang cho cả người lớn và khẩu trang cho trẻ em đó là phải đảm bảo khi đeo khẩu trang không có khoảng trống dưới cằm, bên trên mũi và các bên của khẩu trang để ngăn các giọt bắn từ không khí tiếp xúc với miệng và mũi từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.

Giữ khoảng cách an toàn cũng rất quan trọng. Virus và vi khuẩn trong không khí có xu hướng lây lan dễ dàng và có thể khó kiểm soát hơn các mầm bệnh. Chúng thường bắt đầu lây lan khi người mang mầm bệnh ho hoặc hắt hơi và có người vô tình hít vào. Khi hít phải các vi trùng này, chúng sẽ cư trú bên trong cơ thể và gây bệnh. Theo CDC thì các bệnh lây truyền qua đường không khí có thể lây lan qua hình thức lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp - tùy thuộc vào loại vi trùng liên quan.

Đặc biệt là đang giai đoạn giao mùa xuân hè, thời điểm phổ biến với các bệnh dễ lây qua đường không khí như: Sởi, thủy đậu, ho gà, quai bị, cúm mùa, RSV, viêm màng não do virus gia tăng.

1.2. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng khi di chuyển và ăn uống bên ngoài. Chú ý chọn những hàng quán sạch sẽ, ưu tiên những quán ăn/nhà hàng có hệ thống rửa tay và thức ăn chín được che chắn kỹ. Đồng thời nên tránh những quán ăn không đảm bảo vệ sinh, che chắn kém vệ sinh.

Nghỉ lễ dài ngày, cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe? - Ảnh 3.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng khi di chuyển và ăn uống bên ngoài (Ảnh: ST)

Khi ăn, nên chọn các món ăn nấu chín, nóng sốt. Hạn chế các món sống, tái dễ gây đau bụng, tiêu chảy thậm chí nhiễm khuẩn. Chẳng hạn như các món tiết canh có nguy cơ cao nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Liên cầu khuẩn ở lợn không chỉ có trong tiết canh mà còn có trong các chế phẩm khác của lợn, đặc biệt là các món từ thịt lợn sống, tái như nem chạo, nem chua được chế biến không đảm bảo vệ sinh.

Cuối cùng, cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn. Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch ít nhất trong 20 giây sau đó rửa lại bằng nước và lau khô bằng khăn giấy dùng một lần. Trong trường hợp không có xà phòng và nước rửa tay, có thể sử dụng nước rửa tay chứa ít nhất 60% cồn để thay thế.

1.3. Trang bị kỹ năng phòng tránh và nhận biết dấu hiệu ngạt thở do đám đông

Những nơi tổ chức sự kiện ngoài trời thường khó tránh khỏi các đám đông "chật kín", điều này làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng ngạt, đặc biệt với các nhóm người mắc bệnh hô hấp, trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi. Trong trường hợp di chuyển, cần bảo vệ vùng ngực để phổi có đủ không gian lấy oxy, giảm nguy cơ bị ngạt thở, ngất xỉu bằng cách giữ hai tay phía trước ngực sao cho tạo được khoảng trống từ 0,5 - 1cm đủ để có thể duy trì hơi thở.

Khi tham gia các sự kiện đông người, cần liên tục quan sát đám đông xung quanh để nhận biết sớm nguy hiểm. Nếu như cảm thấy bị chèn ép, xô đẩy, đám đông ép chặt vào lồng ngực và bụng làm lồng ngực không mở ra được, đông hơn 4 - 5 người/m2 thì cần nhanh chóng tìm lối thoát ra nơi thoáng hơn; đặc biệt là khi nhận thấy cánh tay không thể tự do cử động và khó khăn để đưa tay chạm vào mặt - điều này cho thấy tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nếu như không thể thoát ra khỏi đám đông hỗn loạn, tốt nhất hãy di chuyển tự nhiên theo dòng người và cố gắng để bản thân không ngã, trong khi di chuyển trong đám đông cần tránh đứng gần tường, rào hoặc cột trụ. Tránh kháng cự ngược lại với dòng người sẽ nhanh chóng khiến bạn mất sức, thậm chí nếu nhiều người chen lấn và xô đẩy thì khả năng giẫm đạp lên nhanh là rất cao, sẽ rất nguy hiểm.

Ở tình huống xấu nhất, nếu bị ngã, cần cố gắng nằm nghiêng người sang bên trái để bảo vệ lồng ngực với hai tay vòng ôm lấy đầu, đầu gối co lên chạm vào bụng ngực còn khuỷu tay chạm và đầu gối để tạo thành tư thế hình tam giác giúp bảo vệ lồng ngực tốt nhất.

2. Khi nghỉ ngơi ở nhà

Nhiều người chọn nghỉ ngơi ở nhà thay vì tham gia các hoạt động vui chơi, lễ hội vào ngày nghỉ lễ. Theo đó, cần chú ý những vấn đề sau:

2.1. Không thức khuya dậy muộn và ngủ quá nhiều

Không cần phải thức dậy sớm đi học hay đi làm vào ngày nghỉ nên nhiều người lựa chọn thức khuya vào đêm hôm trước và ngủ nướng trên giường vào ngày hôm sau. Thức đêm có hại không? Có, thức quá khuya hay ngủ quá muộn là kiểu ngủ có hại cho sức khỏe tổng thể, cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt là với người thức khuya và ngủ không đủ giấc.

Các tác hại của thức khuya và thiếu ngủ có thể kể đến như: Tâm trạng kém, nguy cơ mắc các bệnh lý tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức, mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau, rút ngắn tuổi thọ, tăng cân,...

Nghỉ lễ dài ngày, cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe? - Ảnh 4.

Không thức khuya dậy muộn và ngủ quá nhiều (Ảnh: ST)

Không chỉ thiếu ngủ có hại cho sức khỏe mà ngủ quá nhiều cũng vậy. Ngủ quá nhiều là khi tổng thời gian ngủ kéo dài hơn 9 tiếng trong vòng 24 giờ mỗi ngày đối với người trưởng thành khỏe mạnh. Tổng thời gian ngủ bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và ban ngày, những thời điểm buồn ngủ quá mức vào ban ngày khiến các sinh hoạt bình thường bị ảnh hưởng.

Người ngủ quá nhiều có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi vào ban ngày, ngủ trưa nhiều trong ngày, đau đầu, suy giảm nhận thức, lo lắng, kém tập trung và các rối loạn tâm trạng khác.

2.2. Ăn uống lành mạnh, đúng giờ

Ngoài ngủ đủ giấc thì vào nghỉ lễ, cần tránh việc ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa dễ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa chẳng hạn như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,... Nhiều người thường ngủ nướng vào nghỉ lễ mà bỏ bữa sáng. Nhưng thực tế, bữa sáng rất quan trọng. Thường xuyên bỏ bữa sáng đã được chứng minh có liên quan tới nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, bệnh tiêu hóa cao hơn.

Theo đó, nên hạn chế rượu bia, thức uống có gas và các đồ chiên rán, nướng. Đồng thời ưu tiên các loại rau xanh, trái cây tươi và uống đủ nước.

2.3. Duy trì thói quen tập thể dục

Nếu có thói quen tập thể dục mỗi ngày, hãy cố gắng duy trì các hoạt động thể chất này. Việc duy trì thói quen tập luyện trong kỳ nghỉ sẽ giúp cơ thể không bị "xuống sức" sau kỳ nghỉ dài; giữ tinh thần minh mẫn, nhiều năng lượng và bạn cũng sẽ nhanh chóng lấy lại nhịp độ tập luyện bình thường sau kỳ nghỉ.

Trong trường hợp phòng tập đóng cửa, bạn có thể tập các bài tập đơn giản tại nhà hoặc ngoài trời để thay thế.

Nghỉ lễ dài ngày, cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe? - Ảnh 5.

Việc duy trì thói quen tập luyện trong kỳ nghỉ sẽ giúp cơ thể không bị "xuống sức" sau kỳ nghỉ dài (Ảnh: ST)

2.4. Hạn chế dùng điện thoại di động, ưu tiên các vận động ngoài trời, giao tiếp xã hội

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng,... ức chế quá trình tiết melatonin của cơ thể, dẫn tới rối loạn nhịp sinh học tự nhiên - từ đó việc vào giấc sẽ khó khăn hơn, gây mệt mỏi kéo dài. Lâu dần sẽ ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch, chức năng nhận thức và sức khỏe tổng thể nói chung.

Ngoài ra, sử dụng điện thoại di động quá 6 tiếng mỗi ngày có thể gây ra nhiều vấn đề như: Đau cổ, tổn thương cho cột sống; đau khớp ngón tay cái; khô và đau mắt; da xỉn màu dễ nổi mụn;...

Thay vào đó, nên cân đối thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử với thời gian đọc sách, tập thể dục, giao tiếp với mọi người,...

3. Chuẩn bị sẵn một số loại thuốc

Nếu đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ, hãy đảm bảo chuẩn bị đủ thuốc theo đơn và dự phòng thêm (nếu có), nhất là khi đi du lịch.

Các loại thuốc nên chuẩn bị gồm:

- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Chuẩn bị một số loại thuốc giảm đau không kê đơn. Có 2 nhóm thuốc giảm đau không kê đơn đó là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) và paracetamol (Acetaminophen) sử dụng để giảm cơn đau từ nhẹ tới trung bình như đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau cơ hay các cơn đau nhẹ do viêm khớp, đau do hội chứng tiền kinh nguyệt, hạ sốt. Tuy nhiên acetaminophen không giúp giảm viêm nên những người có các tình trạng như viêm khớp hay bệnh gout thì nhóm thuốc NSAID có thể phù hợp hơn.

- Thuốc tiêu hóa: Thuốc đau bụng đi ngoài, thuốc giảm đầy hơi khó tiêu, men tiêu hóa.

- Thuốc bù điện giải như oresol.

- Các loại thuốc dị ứng không kê đơn.

- Thuốc bôi chống côn trùng.

Ngoài ra, nếu đi du lịch thì nên chuẩn bị một số dụng cụ y tế cơ bản như nhiệt kế, băng cá nhân, gạc sạch, nước muối sinh lý và gel rửa tay khô.

Nhìn chung, với các kỳ nghỉ lễ dài, dù bạn chọn đi du lịch, tham gia lễ hội hay nghỉ ngơi ở nhà thì điều quan trọng vẫn là duy trì các thói quen lành mạnh, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ sức khỏe như bệnh hô hấp, ngộ độc thực phẩm,... Nếu phát hiện sức khỏe có các bất thường, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để sớm được chẩn đoán.

Nghỉ lễ dài ngày, cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe? - Ảnh 6.

Nguồn dịch tham khảo:

1. 11 Ways to Virus-Proof Your Holidays

2. What Are Airborne Diseases?

3. Which pain medications can a person purchase over the counter?


Tác giả: Allen