Các nghiên cứu cho thấy cuống rốn của mẹ bầu sẽ tiết ra một loại hormone đặc biệt trong thai kỳ. Tác dụng của loại hormone này gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến chức năng tiêu hóa và cả những ham muốn của mẹ bầu. Điều này cũng dẫn đến cảm giác dễ buồn nôn và chán ăn.
Trong khi đó vị chua lại có tác dụng kích thích sự hoạt động của dạ dày, khiến dạ dày gia tăng bài tiết dịch vị và tăng khả năng tiêu hóa. Sự tác động của vị chua khiến cho ruột được thúc đẩy co bóp, cảm giác thèm ăn tăng lên và việc chuyển hóa cũng như hấp thụ thức ăn được diễn ra nhanh chóng hơn.
Về khía cạnh dinh dưỡng, đồ chua cũng thường chứa những thành phần dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé.
Hệ xương thai nhi thường được hình thành từ tháng thứ 2 và thứ 3 trong thai kỳ. Lúc này nguồn dinh dưỡng cần thiết cần được bổ sung là canxi để giúp trẻ phát triển hệ xương. Và để có thể tập trung lượng canxi lại cần có sự góp mặt của chất chua.
Bên cạnh đó, các chất chua còn đóng vai trò trong việc giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng thiếu máu. Vì nguyên tố sắt vốn đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên các tế bào hồng cầu cần có môi trường axit để chuyển từ bậc cao xuống bậc thấp để dạ dày dễ dàng hấp thu chúng. Các món đồ chua tạo ra được môi trường chuyển hóa thuận lợi này cho sắt. Vì vậy mẹ ăn đồ chua trong thai kỳ có thể phòng chống được chứng thiếu sắt trong thai kỳ.
Trong các món ăn có vị chua thì vitamin C là một thành phần không thể thiếu. Vitamin C tham gia hình thành tế bào, phát triển hệ thống tạo máu, phát triển tâm huyết quản và nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu.
Nếu nghén khi mang thai mà thèm đồ chua, mẹ nên chọn cam quýt để ăn vì đây là những loại quả rất tốt cho người mang bầu.
Nghén khi mang thai mẹ bầu thèm đồ mặn cơ bản là cơ thể mẹ bầu bị thiếu muối do cơ thể tích trữ nước nhiều hơn, hoặc là do trước dây mẹ bầu ăn nhạt. Mức muối cần thiết người bình thường tiêu thụ mỗi ngày là 1.000- 2.000 mg. Nhu cầu này khi mẹ mang thai có thể tăng lên 2.000 – 4.000 mg/ngày.
Tuy nhiên, lượng muối cần thiết này nên được bổ sung một cách hài hòa thông qua khẩu phần ăn, cùng với lượng thực phẩm mẹ bầu bổ sung hàng ngày. Điều này có nghĩa là mẹ bầu không nhất thiết cho thêm muối vào hay ăn mặn để bổ sung lượng muối đủ cho cơ thể.
Cách xử trí: Ăn nhiều muối có thể khiến bạn xuất hiện cảm giác khó chịu trong dạ dày. Ăn mặn làm bạn khát nước và khi đã uống nước thỏa mãn thì bạn lại càng có xu hướng ăn mặn nhiều hơn.
Nếu bạn thèm ăn muối thì bạn có thể uống nước hoa quả, pha với một chút muối. Hoặc bạn cũng có thể chấm hoa quả với muối nhưng bạn nên kiểm soát điều này để lượng muối tiêu thụ mỗi ngày không vượt quá mức cho phép.
Thức ăn cay khiến cơ thể tiết ra một lượng endorphin nhỏ tương tự như khi tập thể dục. Vì vậy, thèm đồ cay có thể là dấu hiệu nội tiết tố trong cơ thể mẹ đang thay đổi khiến mẹ mệt mỏi.
Theo các chuyên gia, thời kỳ nghén khi mang thai mà mẹ thèm ăn đồ cay thật ra không gây ảnh hưởng bất lợi nào cho bé. Chỉ một phần rất nhỏ trong số chúng có thể tiếp cận với màng ối. Trừ khi ăn quá nhiều tinh bột có thể gây tăng lượng đường huyết trong cơ thể, các mẹ hãy yên tâm rằng ăn đồ cay sẽ không hề gây hại cho bé. Thực tế, có rất nhiều quốc gia mà ở đó việc thường xuyên ăn đồ có hàm lượng cay cao được xem như điều bình thường. Trẻ em mới được sinh ra ở những quốc gia đấy đều có cơ thể lành lặn và khỏe mạnh như trẻ em ở bất kỳ nơi nào khác.
Tuy nhiên, cái gì nhiều quá đều không tốt, và ăn đồ cay cũng thế. Dù không gây hại một cách trực tiếp đến sức khỏe của bé, chúng vẫn có thể gây các phản ứng bất lợi cho cơ thể của mẹ.
Tổng hợp