Hiện tại, có hơn 400 chất tại nơi làm việc đã được xác định là có đặc tính gây hen suyễn hoặc dị ứng. Các tác nhân như bột mì, diisocyanate, latex, muối sunfat, aldehyd, động vật, bụi gỗ, kim loại, enzyme thường chiếm phần lớn trong các trường hợp. Tuy nhiên, sự phân bố các tác nhân gây bệnh có thể khác nhau tùy theo địa lý khu vực, tùy thuộc vào mô hình hoạt động công nghiệp.
Nội dung dưới đây sẽ tổng hợp chung và đánh giá các ngành nghề nào dễ bị hen phế quản để mọi người có những lưu ý và lựa chọn phù hợp:
- Lĩnh vực tiếp xúc với các loại ngũ cốc, thực vật: Thợ làm bánh, đóng gói sản phẩm, xay xát nông sản, xử lý ngũ cốc, người làm vườn, nông dân trồng thuốc lá, công nhân ngành len,...
- Trong lĩnh vực tiếp xúc với động vật, côn trùng và nấm, nghề nào dễ bị hen phế quản? bác sỹ thú ý, người nuôi chim cảnh, nhà côn trùng học, gia công lông vũ, nhân viên phòng thí nghiệm trên động vật, người trồng nấm,.....
- Lĩnh vực tiếp xúc với hóa chất, vật liệu: thợ hàn, công nhân luyện kim, công nhân nhà máy hóa chất, công nhân nhà máu bột giấy, thợ mộc, thuốc nhuộm, công nhân điện tử, sản xuất nhựa, phun sơn, sản xuất keo dính,...
- Lĩnh vực y tế thì nghề nào dễ bị hen phế quản? Đó có thể là công nhân dược, sản xuất enzyme, bác sỹ, nhân viên vệ sinh bệnh viện, nhân viên khử trùng, nhân viên phòng thí nghiệm,...
Bạn có thể bị hoặc không bị hen suyễn nghề nghiệp dù làm trong lĩnh vực nào đi chăng nữa. Nếu bạn làm nghề nào dễ bị hen phế quản thì nên thăm khám thường xuyên để được chẩn đoán sớm, giúp can thiệp sớm và hiệu quả hơn.
Để chẩn đoán hen suyễn nghề nghiệp, bước đầu tiên là chẩn đoán hen suyễn, và bước thứ hai là kết nối nó với môi trường làm việc, nhất là với nghề nào dễ bị hen phế quản. Bạn cần lưu ý và ghi chú lại các vấn đề xung quanh triệu chứng hen suyễn. Bác sĩ có thể muốn biết về:
- Nhiệm vụ và môi trường công việc, nó có thuộc nghề nào dễ bị hen phế quản hay không, các thiết bị bảo hộ nếu có, sức khỏe của đồng nghiệp.
- Những thứ bạn đã tiếp xúc trước khi xuất hiện các triệu chứng hen suyễn.
- Những thay đổi trong các triệu chứng hen suyễn của bạn vào cuối tuần, ngày lễ và kỳ nghỉ.
- Các triệu chứng hen suyễn có tồi tệ hơn khi bạn làm việc.
Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm giúp xác định hen suyễn nghề nghiệp:
- Lưu lượng đỉnh thở ra: Bác sĩ sẽ đo lưu lượng đỉnh thở ra bốn lần một ngày trong hai tuần tại nơi làm việc và một đến hai tuần nghỉ làm để so sánh. Kết quả sẽ cho thấy các triệu chứng hen có liên quan với nơi làm việc hay không.
- Methacholine: Là xét nghiệm đo lường mức độ nhạy cảm của đường thở để chẩn đoán hen. Bạn có thể được yêu cầu làm bài kiểm tra này hai lần: trong thời gian làm việc và trong thời gian nghỉ làm.
- Xét nghiệm miễn dịch: Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra phản ứng với một số chất gây dị ứng trong môi trường làm việc.
- Thử nghiệm tiếp xúc với tác nhân cụ thể: Xét nghiệm này được coi là cách tốt nhất để chẩn đoán hen suyễn nghề nghiệp. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân phơi nhiễm với tác nhân nhạy cảm một cách an toàn và có kiểm soát để kiểm tra xem nó có gây ra các triệu chứng hen hay không. Tuy nhiên, rất ít nơi có thể thực hiện thử nghiệm này và nó rất tốn kém. Do đó, xét nghiệm này không được sử dụng thường xuyên.
Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Occupational_asthma