Nói một cách khoa học, viêm phế quản là hiện tượng viêm nhiễm đường thở dưới (hay còn gọi là sưng cuống phổi). Bệnh chưa ảnh hưởng vào nhu mô phổi nhưng khi bị viêm cuống phổi sẽ gây ra triệu chứng ho nhiều.
Nguy hiểm hơn nếu không được điều trị hợp lý và tích cực thì có thể lan xuống nhu mô phổi, dẫn đến viêm phổi.
- Trẻ em, nhiều nhất là trẻ 1 tuổi.
- Những bé đang mắc bệnh nhiễm khuẩn khác như ho gà, cúm, sởi.
- Các bé bị còi xương, đẻ non và suy dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh và thường chuyển nặng dẫn đến viêm phổi.
Một tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản ban đầu thường là virut rồi tiếp đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Các loại vi khuẩn hay gặp nhất chính là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những loại vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi - họng nên khi sức đề kháng cơ thể của bé bị suy giảm, chúng sẽ hoạt động mạnh làm tăng độc tính rồi gây bệnh.
Mẹ cũng nên lưu tâm về những yếu tố diễn ra bên ngoài môi trường sống như khí hậu thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường hay môi trường bị ô nhiễm bởi chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm phế quản phát sinh.
Vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi các bé hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá hay hơi độc mắc phải bệnh viêm phế quản. Một cảnh báo cho mẹ là những trẻ em thường xuyên sống trong môi trường khói thuốc lá rất có nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính sau này.
Giai đoạn phát bệnh: Trẻ sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi và ho khan.
Giai đoạn phát triển: Trẻ sốt nặng hơn, thở khò khè, da tím tái và bị rối loạn tiêu hóa nhẹ.
Giai đoạn nguy kiểm: Trẻ sốt trên 38 độ, tay chân mềm nhũn, thở khò khè bằng miệng, môi khô, bỏ ăn, ho kéo dài, lồng ngực hoạt động mạnh.
Giai đoạn nguy kịch: Trẻ tím tái, da xanh xao, nôn, tiêu chảy, hôn mê, chi co giật, tim đập nhanh nhưng mạch yếu.
1. Giữ ấm cho trẻ.
2. Mỗi ngày cho bé uống nhiều nước ấm để không bị tắc nghẽn sung huyết.
3. Giúp bé làm sạch đường phế quản hay hiểu nôm na là tống khứ đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để thở dễ dàng hơn.
4. Đảm bảo không khí trong nhà sạch sẽ, tránh khói thuốc và bụi bẩn để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
5. Cho bé uống nhiều nước, mặc đồ thoáng và tránh ủ kín cũng như các đồ có nhiều chất liệu tổng hợp khi bé bị sốt nhẹ.
6. Mẹ có thể cho bé uống ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau và hạ sốt.
7. Nên điều trị dứt điểm ngay từ khi trẻ bị cảm lạnh, bắt đầu ho sổ mũi để tránh các biến chứng về sau.
8. Chỉ cho bé dùng kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ.
9. Với những bé còn quá nhỏ, ho không nhiều và yếu nên khó để đưa đàm ra bên ngoài (dễ dẫn đến nghẹt đàm). Vì vậy, cha mẹ cần đưa bé đi hút đàm nhớt hoặc tập vật lý trị liệu hô hấp.
Những thực phẩm mẹ nên tránh cho trẻ bị viêm phế quản ăn:
10. Muối. Mẹ nên hạn chế tối đa lượng muối khi chế biến thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của bé. Vì khi cơ thể thừa muối sẽ tích lũy chất lỏng khiến các mô phế quản hấp thụ rồi cùng lúc đó làm tăng sản xuất tiết chất nhày khiến cho bệnh của bé nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm nhiều muối như đồ ăn đông lạnh, đồ ăn nhanh, đóng hộp và chế biến sẵn cũng nên được loại trừ khỏi thực đơn của trẻ.
11. Những đồ ăn cay và nóng như hạt tiêu, ớt cũng nên tránh trong các bữa ăn hàng ngày của bé. Vì nó sẽ làm hiện tượng ho kéo dài khi gây kích ứng niêm mạc phế quản.
12. Các món chiên, xào và thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo (bao gồm cả sữa có hàm lượng chất béo cao) có thể làm gia tăng triệu chứng khó thở.
13. Đường. Mẹ nên giảm lượng đường trong chế độ ăn của trẻ và tránh cho bé thường xuyên sử dụng bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có gas. Điều này giúp tránh thừa đường trong cơ thể và hạn chế làm gia tăng tình trạng khó thở cho trẻ.
14. Quả có tính chát và chua. Các loại quả có tính chát và chua như táo, mận sẽ khiến bé khó long đờm hơn.
Những thực phẩm nên cho trẻ bị viêm phế quản ăn:
15. Thực phẩm giàu dinh dưỡng như bột mì, gạo, ngũ cốc hay đậu Hà Lan, đậu phụ, sữa đậu nành và trứng gà. Mẹ nên lưu ý chế biến loãng, dễ tiêu cho trẻ qua các món như súp, cháo và chia thành nhiều bữa nhỏ để con bớt nôn trớ.
16. Các loại trái cây và rau xanh đậm. Đây chính là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mẹ có thể sử dụng dâu tây; quả có múi như bưởi, cam; quả mọng và rau bina, bông cải xanh và cà rốt.
17. Các sản phẩm từ sữa (có hàm lượng chất béo thấp). Sữa chua là sự lựa chọn khá tốt cho trẻ vì nó chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa lại giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
18. Nước uống. Vì trẻ bị viêm phế quản dễ mất nước hơn người bình thường nên mẹ hãy cho bé uống nhiều nước mỗi ngày để làm giảm tình trạng khô họng, viêm và hỗ trợ đào thải độc tố dễ dàng.
19. Khi nào nên đưa trẻ bị viêm phế quản đi bệnh viện?
Nếu trẻ xuất hiện triệu chứng như thở nhanh, thở mệt, không chịu ăn uống, da tái hay nôn ói tất cả thì mẹ cần ngay lập tức đưa bé tới bệnh viện vì lúc này có thể bé đang gặp nguy hiểm khó lường trước.
Với những bé sơ sinh, đặc biệt là đẻ non và dưới 2 tuổi thì bệnh thường diễn biến khá nặng nhưng các triệu chứng lâm sàng rất sơ sài. Vì vậy, nếu con có các dấu hiệu như bỏ bú, bú kém, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, tím tái, khó thở, có những cơn ngừng thở hay sùi bọt mép, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Mẹ cần tránh để bé bị nhiễm lạnh khi thời tiết đột ngột thay đổi, chuyển từ nóng sang lạnh. Lưu ý giữ ấm cơ thể (ngực, chân, tay) cho con thường xuyên. Trong trường hợp tã lót hay quần áo ướt nên được mẹ thay ngay cho bé.
Giờ giấc vui chơi và luyện tập thể chất ngoài trời vào mùa lạnh cũng cần được mẹ bố trí hợp lý, khoa học.
Nhìn chung viêm phế quản khá phổ biến ở trẻ nhỏ, ở bất kỳ lứa tuổi và thời tiết nào thì các con cũng co nguy cơ mắc bị mắc bệnh. Vì vậy, mẹ thông thái hãy lường trước tình hình và trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ viêm phế quản khoa học, giúp con sớm phục hồi cũng như phát triển thể chất khỏe mạnh.