Ngày Tết bà bầu không nên ăn gì? Những loại rau sống bà bầu không nên ăn?

Ngày Tết bà bầu không nên ăn gì? Những loại rau sống bà bầu không nên ăn?
Ngày Tết bà bầu không nên ăn gì? Cần kiêng những loại thực phẩm nào hay loại nào thì nên ăn? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây!

Ngày Tết bà bầu không nên ăn gì? Tết là khoảng thời gian mà các thai phụ khó để giữ được một thực đơn lành mạnh mà bạn vẫn theo từ khi mang thai. Tuy nhiên, hãy lựa chọn sáng suốt những gì mình nên ăn để cả bạn và thai nhi đều có sức khỏe tốt trong Tết.

1. Bà bầu nên ăn gì ngày Tết?

Bà bầu luôn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày. Các nhóm dưỡng chất cần đảm bảo đủ mỗi ngày là: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Các bữa ăn ngày Tết thường nhiều chất béo, chất đạm mà thiếu chất xơ.

Do đó bạn nên nạp thêm chất xơ bằng cách ăn nhiều rau củ, hoa quả. Điển hình như các loại hoa quả có màu xanh, màu vàng bổ sung nhiều vitamin A còn cam, chuối, dừa mang tới lượng lớn axit folic.

Ngày Tết bà bầu không nên ăn gì

Bà bầu nên ăn gì ngày Tết được mọi phụ nữ quan tâm, bà bầu nên ăn nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe mẹ và bé (Nguồn: Internet)

Với phụ nữ mang thai, đồ ăn cần được đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để cơ thể hấp thu tốt nhất và tránh tình trạng đầy bụng.

>> Có 4 loại thực phẩm muốn ăn thì phải nấu chín

Để tránh nạp nhiều chất béo xấu, bạn cũng có thể ăn các loại hạt và ngũ cốc: hạt bí, hạt dẻ, hạt điều,… chứa nhiều chất béo tốt. Nhưng các loại thực phẩm chất lượng cần được đảm bảo và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

2. Ngày Tết bà bầu không nên ăn gì?

Có rất nhiều đồ ăn phong phú, ngon mắt để lựa chọn trong ngày Tết tuy nhiên, để có một thai kỳ khỏe mạnh an toàn thì có những loại thực phẩm phụ nữ mang thai không nên ăn.

- Đồ uống có ga và rượu bia:

Rượu, bia và đồ uống có ga có thể làm tổn thương hệ thần kinh của thai nhi, bạn cần tránh xa. Thêm vào đó, bạn cũng tránh dùng các chất kích thích vì có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của thai nhi, thai càng nhỏ thì khả năng ảnh hưởng càng nhiều. Cafe ngăn cản quá trình hấp thu sắt, acid folic vào trong cơ thể, từ đó gây đau đầu, mất ngủ,…

Mẹ bầu cũng chỉ nên uống sữa đậu nành, nước dừa ở mức vừa phải. Trong sữa đậu nành có chứa nội tiết tố Phytoestrogen có thể làm gò tử cung còn nước dừa trong thành phần có đường, chất béo, uống nhiều có thể gây đầy bụng, khó chịu.

- Trái cây, đồ ăn vặt:

Đu đủ xanh chứa oxytocin và prostaglandin còn dứa có promelanin. Các chất này ảnh hưởng tới tử cung làm nó co bóp có thể dẫn tới hiện tượng động thai, sảy thai, sinh non,… Do đó, mẹ bầu nên tránh, đặc biệt trong trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Các loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường như mứt, bánh kẹo cũng làm lượng đường trong máu tăng lên do đó cũng nên hạn chế ăn.

- Thực phẩm

Món măng: trong măng có chất cyanid, khi chất này đi vào trong men tiêu hóa ở ruột thì sẽ tạo thành chất độc cho cả hai mẹ con đặc biệt là ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Vì thế cần hạn chế tối đa ăn măng.

Các loại cá, hải sản ướp lạnh cũng không nên thêm vào thực đơn bởi chúng thường được dùng thủy ngân để giữ độ tươi ngon. Nếu hàm lượng thủy ngân ở trong cơ thể nhiều có thể gây ngộ độc cho thai nhi.

>> Cảnh giác với nguy cơ ngộ độc thực phẩm cuối năm và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn cho sức khỏe

Các món nộm, gỏi, rau mầm, khoai tây có mầm cũng chứa độc tố Solamin, gây độc cho thai nhi.

Đồ ăn còn sống hay tái có thể chứa ký sinh trùng, vi trùng. Nếu sức đề kháng không tốt sẽ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng, ói mửa, trầm trọng hơn là có thể nhiễm độc.

Ngày Tết bà bầu không nên ăn gì

Không nên ăn đồ sống (Nguồn: Internet)

Các đồ ăn quá mặn có thể làm tăng huyết áp. Huyết áp tăng lên, thành mạch sẽ co lại, máu cung cấp cho thai nhi sẽ giảm đi.

3. Những loại rau sống bà bầu không nên ăn

Bắp cải

Trong loại rau này có chứa lượng goitrogen khá lớn và có thể gây ra những tác động nhất định đến tuyến giáp. Tương tự như súp lơ, cải xanh thì cũng không nên ăn sống vì dễ dẫn tới mắc các bệnh về bướu cổ. Các vấn đề về tuyến giáp cũng tác động đến hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Bạn vẫn có thể ăn bắp cải bằng cách làm thành món canh, món hầm.

>> Công dụng của bắp cải không phải ai cũng biết!

Rau bó xôi

Với rau bó xôi bạn cũng không nên ăn sống mặc dù chúng chứa hàm lượng axit folic khá cao. Nếu ăn sống mẹ sẽ hấp thu lượng axit oxalic – thành phần khiến cơ thể mẹ bầu tự động đào thải kẽm và canxi. Do đó bạn nên nấu chín cải bó xôi và ăn kèm với các món giàu vitamin C. Điều đó sẽ giúp thai phụ cung cấp sắt, kẽm.

Giá đỗ

Giá đỗ là thực phẩm được sử dụng rộng tãi để làm rau sống dùng trong bữa ăn gia đình. Tuy nhiên giá sống có chứa lượng axit Phytic lớn. Chúng làm ngăn cản quá trình hấp thu canxi, kẽm, sắt, magie vào trong cơ thể.

Vì vậy, nếu bạn ăn giá sống mỗi ngày có thể dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu. Nếu thai nhi không được hấp thụ đủ khoáng chất có thể gây ra dị tật. Cách tốt nhất là chần sơ giá qua nước sôi hay xào cùng gan để cung cấp sắt.

4. Những câu hỏi thường gặp về một số loại thực phẩm bà bầu nên và không nên ăn

Bà bầu ăn lá é trạng được không?

Lá é có hương thơm đặc trưng, vị cay, tính nóng ấm nên có khả năng hoạt huyết. Do đó, mẹ bầu không nên sử dụng nhiều vì có thể gây động thai. Nếu muốn tăng thêm hương vị cho món ăn thì chỉ nên sử dụng vài lá và không ăn thường xuyên.

Bầu 3 tháng đầu có ăn được giá đỗ không?

Giá đỗ có vị ngọt nhạt, có tác dụng tiêu nhiệt, lợi tiểu, giải độc… hiệu quả do đó mẹ bầu sử dụng hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ sảy thai. Vì thế bầu 3 tháng hoàn toàn có thể ăn được giá đỗ.

Bầu có được ăn thì là không?

Đối với thai phụ, rau thì là có khả năng ức chế đường và giảm lượng mỡ thừa trong máu. Giúp bạn phòng tránh được chứng tiểu đường thai kỳ và hạn chế tăng cân mất kiểm soát. Loại rau này có an toàn với thai nhi hay không phụ thuộc vào mức độ ăn.

Tuy mang nhiều tác dụng tốt nhưng chỉ an toàn khi ăn với số lượng nhỏ trong các bữa. Việc dùng rau thì là quá nhiều có thể gây hại đến thai nhi, thậm chí có thể thúc đẩy kinh nguyệt và tăng nguy cơ sảy thai.

>> Mối liên kết giữa nội tiết tố hCG và nguy cơ sảy thai mà bà bầu nên biết

Ngày Tết bà bầu không nên ăn gì

Bà bầu cần hạn chế ăn thì là vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi (Nguồn: Internet)

Bà bầu ăn rau sắng được không?

Rau sắng cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, nhiều đạm cho cơ thể. Lá, chồi non của loại cây này có màu xanh thẫm, mỡ màng, chứa hàm lượng protit và acid amin cao hơn nhiều các loại rau khác. Rau sắng tốt cho sức khỏe đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Với loại rau này, bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.

Bà bầu ăn lá sung được không?

Lá sung lành tính và có thể dùng cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý về khả năng hạ đường huyết, giảm glucose của lá sung. Với những ai bị đái tháo đường khi mang thai nên cân nhắc thêm lá này vào chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì đường huyết.

Ngược lại, với người có chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, mức độ glucose không cao, nếu ăn quá nhiều lá sung sẽ làm tăng cao nguy cơ hạ đường huyết, rất nguy hiểm.


Tác giả: Trang Lê