Ngạt khí sưởi: Hiểm họa chết người, cách xử lý và phòng tránh ngạt khí

Ngạt khí sưởi: Hiểm họa chết người, cách xử lý và phòng tránh ngạt khí
Thời tiết trở lạnh đặc biệt đối với các vùng miền Tây bắc và Đông bắc, nhiệt độ xuống thấp. Thói quen đốt than để sưởi ấm có thể dẫn đến tình trạng ngạt khí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Theo ghi nhận mới đây, tại Quảng Bình cũng ghi nhận, 4 mẹ con tại Quảng Bình gặp nạn nghi do ngộ độc khí than.

Cụ thể, vào sáng 3/12, em trai chồng của chị Trần Thị Thuý L (31 tuổi, trú thôn 3, xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch) qua chở cháu đi học thì thấy nhà đóng kín cửa, gọi không ai trả lời. Khi mở cửa vào nhà thì phát hiện 4 mẹ con nằm bất động trên giường. 2 con tử vong, chị L và con trai út 1 tháng tuổi được đưa đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu.

Khi được tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 2 chậu than đã tắt lửa đặt dưới giường ngủ của 4 mẹ con.

Đây là câu chuyện vô cùng đau thương cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đến người dân còn giữ thói quen sưởi ấm bằng than. Không chỉ riêng với phụ nữ sau sinh, cứ vào mùa đông, rất nhiều người còn giữ thói quen sưởi ấm bằng than, sưởi ấm bằng củi đun trong phòng khép kín. Điều này dẫn đến những hệ lụy vô cùng đáng tiếc, thậm chí rất nhanh chóng lấy đi mạng người mà không ai trong hoàn cảnh đó có thể tỉnh táo nhận ra.

1. Ngạt khí, ngộ độc khí gây tổn thương nghiêm trọng

Ngạt khí CO thường xảy ra khi vào mùa đông, mùa này vì thời tiết lạnh, trời mưa, buốt các nhà thường đóng kín cửa và đốt than để sưởi ấm. Đặc biệt trường hợp này xảy ra đối với các gia đình ở vùng quê, nông thôn sử dụng bếp than sưởi ấm thường xuyên. Than củi khi cháy trong điều kiện thiếu không khí, sinh ra các khí độc và CO cực kỳ nguy hiểm.

- Khí CO lại là khí không màu, không mùi và không tan trong nước nên rất khó để nhận biết nhất là khi đang ngủ. Nạn nhân hít phải khí này dễ gây ngạt tế bào và không phát hiện ra mình đang bị ngộ độc, bị ngạt khí, đến lúc phát hiện ra tình trạng ngạt khí đã nặng, không còn khả năng để gọi người cứu.

- Quá trình diễn ra ngạt khí rất nhanh, nạn nhân bắt đầu cảm nhận được bất thường thì tay chân đã bị mềm, mỏi, cử động khó khăn, nhanh chóng bị hôn mê dẫn tới tử vong.

- Cách cứu chữa nạn nhân bị ngạt khí vô cùng khó khăn, khi xảy ra sự cố ngạt nếu không nhận được cứu chữa kịp thời sẽ khiến não thiếu oxy lâu mặc dù được cứu chữa nhưng bệnh nhân cũng có thể sống thực vật và tử vong.

ngat-khi-do-suoi2

Đốt củi, đốt than sưởi trong phòng kín dễ gây ra hiện tượng ngạt khí do sưởi - Ảnh minh họa

- Đốt than sưởi trong phòng càng kín lại càng gây nhiều nguy hiểm, làm tăng khả năng bị ngộ độc khí CO càng trở nên nghiêm trọng đối với người bị bệnh tim mạch, mạch máu não nếu bị ngạt khí nặng nề hơn so với người bình thường.

- Có đến hơn 40% số người ngạt khí CO sẽ để lại các di chứng như giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, cơ mặt bị liệt, vận động bất thường và đi đứng khó khăn, chân tay bị tê cứng, run và dễ xảy ra tình trạng liệt nửa người.

- Ngoài ngạt khí do sưởi ấm bằng bếp than thì các trường hợp sưởi bằng máy sưởi, quạt sưởi cũng là một cách làm tăng nguy hiểm bởi tia hồng ngoại mang nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị này. Ngoài ra, thiết bị này còn gây khô da, dễ bị niêm mạc mũi và gây bỏng, thậm chí không cẩn thận có thể gây ra tình trạng hỏa hoạn nên cần đảm bảo an toàn.

- Ngộ độc khí than do thiếu oxy não gây những ảnh hưởng, tổn thương vô cùng nghiêm trọng. Ngộ độc nặng khiến mất trí tuệ, thậm chí có thể gây tử vong.

2. Biểu hiện lâm sàng khi bị ngạt khí do sưởi

Ngạt khí do sưởi nhẹ: Các triệu chứng tản mạn và không đặc hiệu, ngạt khí nhẹ chỉ gây các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, muốn nôn, mệt mỏi hoặc xuất hiện vết đỏ trên da và dễ nhầm tưởng rằng đó là hiện tượng xuất hiện khi bị nhiễm virus.

Ngạt khí do sưởi vừa: Nạn nhân đau ngực, khó tập trung, mắt nhìn mờ, khó thở khi gắng sức và mạch nham, thở nhanh, hoại tử cơ,..

Ngạt khí do sưởi nặng: Cảm giác đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim và tụt huyết áp, thiếu cơ tim, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện, đại tiện không tự chủ.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị ngất, tím ở môi và các đầu ngón tay, xuất hiện hiện tượng co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường, nạn nhân thấy khó thở và thở trào bọt hồng. Xuất hiện hiện tượng tay chân sưng đau, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần.

ngat-khi-do-suoi3

Bệnh nhân bị ngạt khí do sưởi - Ảnh minh họa

Ngạt khí do sưởi để lại những di chứng vô cùng nguy hiểm đến thần kinh, tâm thần. Ngay sau khi hồi phục, người bệnh sẽ thay đổi tính cách, suy giảm trí nhớ và giảm tập trung, liệt nửa người, vận động cũng thất thường, khi đi lại khó khăn, tay chân cử động chậm, bị cứng và dễ run, nặng hơn thì các cơ trên gương mặt bị liệt. Đây được xem là hội chứng thần kinh - tâm thần muộn, chiếm đến 40% những nạn nhân bị ngộ độc khí CO gặp phải tình trạng này.

3. Xử lý khi có người bị ngạt khí CO

Những trường hợp ngạt khí, ngộ độc khí thường xảy ra ở trong phòng kín cửa do bếp than hoặc đốt củi để sưởi ấm. Nhanh chóng sau đó bệnh nhân bất tỉnh và thậm chí tử vong thì đây chính là hiện tượng ngạt và ngộ độc khí CO do sưởi.

Khi người bị ngạt khí có các triệu chứng nhẹ cần lập tức đưa ra khỏi khu vực bị ngạt khí, sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và xử lý kịp thời. Nếu không tiến hành quá trình này nhanh chóng, ngạt khí CO có đến hơn 60% người bị ngạt khí sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và nguy cơ tử vong rất cao.

Người đến cấp cứu nạn nhân cũng phải chú ý để đảm bảo an toàn cho mình đồng thời gọi hỗ trợ từ người khác. Khi nạn nhân bị ngạt khí có dấu hiệu thở yếu hoặc ngừng thở cần lập tức tiến hành thổi ngạt và hô hấp nhân tạo.

Nạn nhân bị ngạt khí không còn tỉnh táo thì cho nạn nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn thì sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt rồi nhanh chóng đưa nạn nhân bị ngạt khí do sưởi đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý, điều trị đúng cách, kịp thời.

4. Phòng tránh ngạt khí do sưởi

Muốn phòng tránh ngạt khí do sưởi diễn ra bạn cần lưu ý những điều sau:

- Sử dụng than củi, than dùng để đốt sưởi đúng cách. Không đốt than, củi trong nhà, trong lều,... Ngoài ra, các động cơ như xe máy, ô tô khi nổ máy trong phòng chưa mở cửa cũng gây nguy hiểm cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình.

- Nhân viên y tế cần tăng cường tuyên truyền cho người dân tại địa phương về các cách phòng chống trong mùa lạnh đặc biệt với trẻ em và người già.

- Nhà cửa cần được che chắn kĩ, chăn đệm đảm bảo đủ ấm, mặc đủ ấm trước khi ra ngoài.

- Các cơ sở khám bệnh cũng phải đảm bảo kín gió, có đủ chăm đệm, lò sưởi để đảm bảo cho bệnh nhân được giữ ấm.

- Bố trí đủ thuốc cấp cứu, giường bệnh và chuẩn bị sẵn phương tiện cấp cứu khi có trường hợp cần cấp cứu khi thời tiết rét đậm rét hại như: những người bị bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ và viêm đường hô hấp do các loại virus đường hô hấp gây ra.

Chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình bằng cách không đốt than, củi ở trong nhà, nơi không đủ thông thoáng để tránh tình trạng ngạt khí do sưởi gây ra trong mùa lạnh.



Tác giả: Nắng Mai