Ngăn ngừa ung thư dạ dày bằng cách cắt dạ dày - nên hay không nên?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Ngăn ngừa ung thư dạ dày bằng cách cắt dạ dày - nên hay không nên?
Ung thư dạ dày là căn bệnh nằm trong Top 5 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, bệnh có thể điều trị bằng các cách phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ. Trong đó, ngăn ngừa ung thư dạ dày bằng cách cắt dạ dày đang được nhiều người quan tâm.

Bệnh ung thư dạ dày là một loại ung thư ở thành niêm mạc dạ dày. Hiện nay, căn bệnh này rất phổ biến trong xã hội.Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu ăn uống và sử dụng các thực phẩm có nhiều chất độc hại tăng cao, gây tổn thương cho bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Ung thư dạ dày là loại bệnh ung thư đứng đầu trong các loại ung thư ở hệ tiêu hóa. Ngăn ngừa ung thư dạ dày bằng cách cắt dạ dày là giải pháp trị bệnh đang được nhiều người chú ý.

1. Nguyên nhân ung thư dạ dày

Các nghiên cứu giải phẫu dạ dày cho biết khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) và 2% trong số đó sẽ bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nhưng rất ít trường hợp tiến triển thành ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP sống trong lớp nhầy ở niêm mạc dạ dày và sản sinh Urease làm phá hủy thành niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương và viêm nhiễm. 

Khi phát hiện mắc vi khuẩn HP, người bệnh cần phải điều trị triệt để để ngăn ngừa ung thư dạ dày. Theo các nhà khoa học, nếu như trong gia đình có người đã bị ung thư dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh này ở người thân của họ sẽ cao hơn so với người bình thường.

Hiện nay có 2 con đường lây nhiễm vi khuẩn HP. Đó là qua đường miệng (dùng chung chén nước chấm, lấy đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, uống chung một ly nước, hôn môi...) và qua phân. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là nên cách ly, không dùng chung đồ ăn và sinh hoạt trong không gian chung khi gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP.

Người bị bệnh dạ dày nên có chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Nên ăn uống điều độ, ăn đủ bữa, tránh đồ ăn cay  nóng, quá chua hay quá mặn; đặc biệt phải tránh căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống riêng.

2. Có nên ngăn ngừa ung thư dạ dày bằng cách cắt dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày rất khó phát hiện sớm. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư dạ dày ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới. Trên thế giới mỗi năm có đến 800.000 ca tử vong do ung thư dạ dày gây ra. 

Người bị ung thư dạ dày có thể xuất hiện những triệu chứng giống với bệnh viêm loét dạ dày như chán ăn, nóng rát và cồn cào trong bụng, buồn nôn và bị đau bụng khi quá no hay quá đói; đôi khi bệnh nhân sẽ bị đau quặn ở vùng thượng vị. Do xuất hiện những triệu chứng giống với viêm loét thông thường nên người mắc bệnh sẽ chủ quan, trong đi khám sớm để phát hiện kịp thời bệnh. Cũng có những người mắc ung thư dạ dày nhưng không có những triệu chứng trên và phải tiến hành phương pháp nội soi dạ dày để phát hiện bệnh.

Nếu trong gia đình đã từng có người thân bị mắc bệnh ung thư dạ dày, người bị nhiễm HP không nhất thiết phải ngăn ngừa ung thư dạ dày bằng cách cắt dạ dày. Quan trọng nhất là người bệnh cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư; nội soi dạ dày, đại tràng hằng năm nhằm loại bỏ sớm những dấu hiệu bất thường ở dạ dày và điều trị bệnh sớm nếu không may bị ung thư dạ dày.                                                       


Tác giả: Quỳnh Anh