Ngạc nhiên với một loạt công dụng của khoai tây: Từ làm đẹp cho đến trị bệnh cực hiệu quả

Ngạc nhiên với một loạt công dụng của khoai tây: Từ làm đẹp cho đến trị bệnh cực hiệu quả
Khoai tây không còn xa lạ đối với mâm cơm của mỗi gia đình. Công dụng của khoai tây được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp tinh bột, rất có ích cho việc làm đẹp cũng như có lợi cho sức khỏe người sử dụng.

Từ nhiều thập kỷ nay, rất nhiều người cho rằng khoai tây là một loại thực phẩm vô dụng, ít lợi ích ngoại trừ việc cung cấp nhiều tinh bột. Khoai tây còn được cho là kẻ thù của cân nặng do nhiều chị em cho rằng, loại củ này sẽ khiến cân nặng của các quý cô tăng vù vù.

Vậy khoai tây có những công dụng nào đối với sức khỏe? Bài viết này hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những cái nhìn chính xác hơn về công dụng của củ khoai tây đối với sức khỏe và nhan sắc của con người.

Tiến sĩ Derek Stewart đến từ Viện James Hutton, Scotland cho biết: "Các nghiên cứu của chúng tôi đã tìm ra được rất nhiều lợi ích khác nhau từ củ khoai tây." Các nhà khoa học đã chứng minh rằng sử dụng loại củ này thực chất rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Ảnh 1.

Ảnh: Internet

    1. Công dụng của khoai tây trong việc giảm nguy cơ đau tim, tương cường trí nhớ

Trong báo cáo dài 60 trang của Derek và các đồng sự, khoai tây đã được chứng minh rằng có thể làm giảm nguy cơ đau tim, thậm chí còn chống lại căn bệnh giảm trí nhớ.

Derek chia sẻ: "Nếu như bạn phải sống cả phần đời còn lại chỉ với một món ăn, hãy chọn khoai tây. Yên tâm, bạn vẫn sẽ khỏe mạnh đến hết đời."

Vitamin C và B6 có trong khoai tây được công nhận là tốt cho tim mạch, điều hòa huyết áp. Khi kết hợp cùng carotenoid (có nhiều trong cà rốt) và kali, chúng có tác dụng duy trì sự hoạt động ổn định của tim mạch. B6 cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình methyl hóa, biến đổi các phân tử homocysteine nguy hại thành phân tử lành tính. Bạn có thể nấu canh khoai tây với cà rốt để tối ưu những công dụng tuyệt vời của loại củ này.

Cũng theo ông, loại củ cục mịch này là một nguồn cung cấp vitamin dồi dào, chứa một lượng khoáng chất vĩ mô lẫn vi lượng. Khoai tây có thể thay thế rất nhiều thực phẩm khác mà không khiến bạn bị thiếu chất. Thậm chí một bàn ăn không có món gì khác ngoài khoai tây cũng không có vấn đề gì.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Ông cũng nói thêm: "Mặc dù khoai tây có chứa những chất không nhiều dinh dưỡng như carotenoid và polyphenol, nhưng chúng lại là một dạng chất xơ tốt, và khoai tây chỉ chứa 0,1% chất béo nên rất phù hợp cho những người ăn kiêng."

2. Công dụng của khoai tây trong việc điều trị chứng loét dạ dày

Không thua kém các loại thực phẩm khác, khoai tây chứa nhiều phân tử kháng khuẩn độc đáo, chính vì vậy, những người bị chứng loét dạ dày nên kết thân với khoai tây để hỗ trợ điều trị bệnh một cách tốt nhất.

3. Khoai tây rất tốt cho người bị sỏi thận

Khoai tây là một món ăn được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân sỏi thận. Trong khoai tây có chứa nhiều sắt và caxi, rất có lợi trong việc điều trị và phòng ngừa sỏi thận (nguyên nhân do mức tăng acid uric trong máu). Chính vì vậy, ngoài trái cây và rau xanh, bệnh nhân sỏi thận cũng nên bổ sung khoai tây vào khẩu phần ăn của mình.

4. Công dụng của khoai tây trong việc làm đẹp

Chị em nào là 'fan' của các loại mỹ phẩm tự nhiên thì chắc chắn không thể nào không biết đến công dụng của khoai tây đối với nhan sắc của phái đẹp. Với các công dụng như giảm nếp nhăn, trị mụn trứng cá, dưỡng da mềm mịn, khoai tây xứng đáng được đặt vào… bàn trang điểm của chị em. Hãy tìm hiểu về những loại mặt nạ làm từ khoai tây, ví dụ như khoai tây nghiền kết hợp với sữa chua, bột nghệ hay nha đam.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Để phát huy tối đa những công dụng tuyệt vời của loại củ này, bạn nên chế biến khoai tây đa dạng với nhiều món ăn khác nhau để làm gia tăng vị thơm ngon của mỗi bữa ăn:

- Thịt bò hầm khoai tây

- Khoai tây sấy khô/sấy dẻo

- Khoai tây cuộn thịt xông khói

- Khoai tây bọc phô mai

- Khoai tây nhồi nướng

Một số lưu ý khi chế biến khoai tây:

- Thứ tự chế biến giúp giữ lại nhiều dưỡng chất nhất của khoai tây là (mức độ giảm dần): nướng, hấp, luộc.

- Đừng vội đổ nước luộc khoai tây, các vitamin B, C, kali và canxi dễ tan trong nước, chính vì vậy bạn nên giữ lại nước luộc khoai tây để sử dụng tiếp.

- Tuyệt đối không nên sử dụng khoai tây khi đã nảy mầm, vì chúng có chứa rất nhiều chất độc.

Theo Khám phá

Tác giả: Thanh Thanh