Ngạc nhiên với 6 tác dụng của quả me đối với sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch

Ngạc nhiên với 6 tác dụng của quả me đối với sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch
Quả me tươi chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cùng nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác bao gồm hệ tiêu hóa, thần kinh, xương khớp, huyết áp,...

Quả me (tên khoa học là Tamarindus indica) là một loại quả thuộc họ đậu, màu nâu; cùi có vị chua ngọt. Cây me mọc nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tác dụng của quả me đối với sức khỏe rất đa dạng. Me có thể được ăn trực tiếp, dùng để nấu canh, làm mứt, pha nước hoặc me sấy hay là vị thuốc trong y học cổ truyền.

1. Giá trị dinh dưỡng của quả me

Theo USDA, 120 gam cơm quả me (phần thịt, cùi) chứa khoảng 287 calo; 3,36 gam chất đạm; 0,72 gam chất béo; 75 gam carbohydrate; 6,12 gam chất xơ (22% DV - nhu cầu khuyến nghị hàng ngày); 88,8 mg canxi (7% DV); 3,36 mg sắt (19% DV); 110 mg magie (26% DV); 136 mg phốt pho (11% DV); 754 mg kali (16% DV); 0,103 mg đồng (11% DV); 0,514 mg thiamin (vitamin B1 - 43% DV); 0,152 mg riboflavin (12% DV); 1,94 mg niacin (12% DV) cùng một lượng vitamin C, vitamin K, folate, vitamin B5, selen.

Ngạc nhiên với 6 tác dụng của quả me đối với sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch - Ảnh 2.

Quả me có giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

- Loại khoai không chứa đường, ăn nhiều đến đâu cũng không sợ béo lại giúp giảm mỡ máu hiệu quả

- Quả kha tử: Ngâm loại quả này với mật ong trị ho rất tốt, có thể tăng cường miễn dịch và phòng bệnh nhiễm trùng

Có thể thấy quả me chứa nhiều carbohydrate, chất xơ, mgaie và vitamin B1 cùng một ít chất béo, protein cùng các khoáng chất như sắt, phốt pho, kali, đồng và vitamin nhóm B khác.

Tùy thuộc vào từng cách chế biến mà quả me có lượng calo dao động khác nhau. Chẳng hạn:

- 100 gam me ngọt chứa khoảng 169 calo.

- 100 gam me sấy khô chứa khoảng 217 calo.

- 100 gam me ngâm đường có chứa khoảng 300 calo.

- 100 gam me chín chứa khoảng 180 calo.

2. Các tác dụng của quả me đối với sức khỏe

Theo Healthline, dưới đây là các lợi ích khi ăn me đối với sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:

- Cơm quả me giàu chất chống oxy hóa và hợp chất thực vật có lợi

Me có hàm lượng hợp chất phenolic cao, là những chất thực vật tốt có đặc tính chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thịt me là phần có hàm lượng phenolic cao hơn cả so với các loại trái cây khác như quả bơ, quả mít, quả xoài, quả nhãn,... Hợp chất thực vật này cũng được tìm thấy có trong vỏ và lá của cây me. Beta-carotene cũng là một hợp chất thực vật khác được tìm thấy trong quả me.

Chất chống oxy hóa đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa hoặc giảm các tác hại do gốc tự do gây ra, chẳng hạn như tiểu đường, ung thư, bệnh tim, đục thủy tinh thể, thoái hóa thần kinh (bệnh Alzheimer, Parkinson),...

Ngạc nhiên với 6 tác dụng của quả me đối với sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch - Ảnh 3.

Cơm quả me giàu chất chống oxy hóa và hợp chất thực vật có lợi (Ảnh: ST)

- Hàm lượng magie cao giúp xương chắc khỏe

120 gam cơm quả me cung cấp tới 26% DV magie tốt cho sức khỏe. Magie đóng vai trò quan trọng trong hơn 300 chức năng của cơ thể, bao gồm kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu, chức năng cơ và thần kinh, giúp xương chắc khỏe và sản xuất năng lượng. Thiếu magie khiến cơ thể gặp phải các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn và yếu ớt.

- Chất xơ dồi dào giúp cải thiện tiêu hóa

120 gam cơm quả me cung cấp tới 22% nhu cầu chất xơ khuyến nghị hàng ngày. Điều này rất quan trọng bởi chất xơ trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và bình thường hóa nhu động ruột. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu chất xơ còn hỗ trợ giảm cân cũng như giảm thiểu nguy cơ liên quan tới các bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và bệnh ung thư.

Ngạc nhiên với 6 tác dụng của quả me đối với sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch - Ảnh 4.

Quả me là nguồn chất xơ dồi dào giúp cải thiện tiêu hóa (Ảnh: ST)

- Giàu vitamin nhóm B

Có thể thấy quả me cung cấp một lượng lớn các vitamin nhóm B chẳng hạn như B1, B2, B3, B5. Trong đó, nhiều nhất là vitamin B1 còn gọi là thianin (120 gam thịt me cung cấp 43% DV vitamin 1). Thiamin có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để đảm bảo quả trình trao đổi chất, duy trì miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, góp phần cải thiện trí nhớ. Trong chăm sóc da, vitamin B1 có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da, hỗ trợ điều trị mụn và giảm thâm nám.

- Nguồn sắt tốt ngăn ngừa thiếu máu

Quả me là nguồn cung cấp sắt tốt. Sắt rất quan trọng trong việc vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Các triệu chứng thiếu sắt có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, bao gồm khó chịu ở đường tiêu hóa, suy nhược, mệt mỏi, suy giảm chức năng miễn dịch và khó khăn trong việc điều chỉnh thân nhiệt.

Ngạc nhiên với 6 tác dụng của quả me đối với sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch - Ảnh 5.

Quả me là nguồn cung cấp sắt tốt (Ảnh: ST)

- Các tác dụng của quả me khác

+ Có thể có đặc tính chống ung thư: Trong một nghiên cứu trên động vật năm 2014, chiết xuất hạt me giúp giảm cả các dấu hiệu stress oxy hóa và làm chậm tiến triển của ung thư biểu mô tế bào thận. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu trên người với quần thể rộng trước khi kết luận chắc chắn về tác dụng này của quả me.

+ Giảm viêm: Ngoài hoạt tính chống oxy hóa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các hợp chất trong me có đặc tính chống viêm, theo Health. Cùi me rất giàu kali và polyphenol, giống như flavonoid, có tác dụng giảm viêm.

Trong một nghiên cứu kéo dài 90 ngày, các nhà nghiên cứu đã xem xét cách một phương pháp điều trị thảo dược làm từ chiết xuất me và nghệ đối với 90 người bị đau đầu gối và khó chịu ở khớp sau khi hoạt động thể chất. Kết quả cho thấy, người sử dụng thảo dược có chứa chiết xuất me đã báo cáo giảm đáng kể tình trạng đau đầu gối khi đi bộ và leo cầu thang so với nhóm dùng giả dược.

3. Câu hỏi thường gặp về tác dụng của quả me

- Ăn quả me có tác dụng phụ gì không? Ăn quá nhiều quả me có thể gây giảm huyết áp hoặc làm loãng máu. Nếu đang sử dụng thuốc hạ huyết áp, thuốc co mạch, thuốc chống đông máu, thuốc nhãn khoa thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn me.

Ngạc nhiên với 6 tác dụng của quả me đối với sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch - Ảnh 6.

Ăn quả me có béo không? Ảnh: ST

Quả me giàu tính axit nên không thích hợp với người bị trào ngược axit, bệnh dạ dày hoặc ăn quá nhiều quả me có thể "bào mòn" men răng, tăng nguy cơ sâu răng, ê buốt răng.

- Ăn quả me có béo không? Quả me có chứa một lượng protein và chất xơ nhất định, nếu ăn đúng cách sẽ giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả giảm cân thì không nên chọn quả me được thêm vào nhiều thành phần như đường, muối, sữa,...

- Quả me có chữa bệnh được không? Theo Đông Y, cơm quả me có vị chua ngọt, tính mát có tác dụng mát phổi hóa đàm, sinh tân, chỉ khát, thu liễm, hạ huyết áp, giải độc, chỉ sang, thanh nhiệt, giải thử, chống nôn mửa. Qui kinh: Can, tỳ, vị. Chủ trị tiểu đường và tăng huyết áp cao, táo bón ở người già. Có thể sử dụng cơm quả me pha nước uống để giải khát hoặc hãm với nước nóng uống rất tốt.

Với hạt me, đem phơi khô, sao vàng, hạ thổ rồi đem sắc nước uống với lượng vừa phải có hiệu quả với người bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Khi đường huyết và huyết áp xuống tới hạn thì ngừng uống. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý uống và cần tham vấn ý kiến thầy thuốc.

Nhìn chung, các tác dụng của quả me đối với sức khỏe chủ yếu đến từ thành phần dinh dưỡng dồi dào trong cơm quả me. Ăn quả me đúng cách sẽ giúp tăng cường nhiều chức năng cơ thể. Ngược lại, không nên ăn quá nhiều, nếu bắt đầu ăn quả me thì nên ăn với lượng nhỏ và theo dõi xem có tác dụng phụ như mẩn ngứa miệng, phát ban, châm chích da không,...

Nguồn dịch tham khảo:

1. What Is Tamarind? A Tropical Fruit with Health Benefits

2. Health Benefits of Tamarind


Tác giả: Allen