Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách, làm ngừng chảy máu khi cơ thể bị thương. Nên nhận biết dấu hiệu của cục máu đông cũng vô cùng quan trọng.
Cục máu đông có thể hình thành bên trong các tĩnh mạch, không chỉ ở vùng não, cục máu đông còn hình thành ở hệ tiêu hóa, vùng tay, chân... Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thồi, cục máu đông sẽ làm hoại tử tế bào, làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, thậm chí tử vong.
Khoa học đã chỉ ra một số Nhóm có nguy cơ gặp các cơn đột quỵ cao hơn mà bạn nên chú ý.
Để phát hiện những dấu hiệu của cục máu đông tương đối khó nếu như không có sự can thiệp của các thiết bị y tế. Tuy nhiên theo bác sĩ Luis Navarro – người sáng lập Trung tâm điều trị tĩnh mạch ở New York (Mỹ), cục máu đông có thể được phát hiện thông qua 2 nấp gấp và 2 vị trí trên cơ thể. Ngoài ra, những cơn đau ở đầu và ngực cũng là dấu hiệu của cục máu đông.
Biến chứng nghiêm trọng nhất của cục máu đông là làm tắc dòng chảy của máu, do vậy việc phát hiện sớm những dấu hiệu của cục máu đông để nhanh chóng điều trị là việc quan trọng. Ngoài việc thăm khám định kỳ, bạn cũng có thể tự kiểm tra sức khỏe cơ thể bằng cách sau đây:
Nếu thấy cơ thể xuất hiện 2 nếp gấp này, rất có thể đó là dấu hiệu của cục máu đông.
Hãy để ý vùng mũi đặc biệt là sống mũi, nếu thấy có vết gấp tại vị trí này. cần kiểm tra nguy cơ mắc cục máu đông. Hiện tượng này còn thường gặp ở những người có lipid máu cao do máu không thể lưu thông khắp cơ thể.
Người có nếp gấp ở vị trí này thường do nguyên nhân máu không cung cấp đủ cho tim, cũng là một trong những dấu hiệu của cục máu đông. Cần đi khám sớm để nhận biết nguy cơ và có phương pháp điều trị sớm.
Thông thường, nếu có cục máu đông xuất hiện, chúng thường xảy ra bên sâu trong tĩnh mạch, điều này sẽ khiến da bị nổi đỏ những mảng lớn sâu dưới da. Ngoài ra theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cục máu đông còn gây sưng ở cánh tay, bàn tay và bàn chân nếu diễn tiến ở giai đoạn muộn.
Điều này rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng gout hoặc bệnh xương khớp, do vậy nếu nghi ngờ có sự bất thường, cần đi khám từ sớm.
Chân đỏ bất thường cũng là dấu hiệu của cục máu đông. Cục máu đông làm tắc nghẽn tĩnh mạch ở chi dưới, khiến chân bị đỏ và luôn có cảm giác nóng. Ở giai đoạn này, người bệnh thường có cảm giác tê cứng ở bàn chân nhưng không đáng kể, thậm chí nhiều người không cảm nhận được những thay đổi ở bàn chân.
Thông thường, khi chức năng tạo máu của tim suy giảm sẽ xảy ra hiện tượng đau ngực do lượng oxy trong phổi giảm, khiến nhịp tăng. Đau ngực, tức ngực nếu xảy ra với tần suất thường xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim tức thời.
Tuy nhiên, cần phân biệt giữa cơn đau ngực do đau tim và đau ngực do tắc mạch phổi. Đau do tim thường tập trung ở phần trên của cơ thể, còn đau do phổi là cơn đau dữ dội, có cảm giác khó chịu hoặc ngứa ran khi thở.
Nhìn chung, bạn có thể dựa vào link bài viết này để có cách phân biệt chính xác đau ngực do bệnh tim và đau ngực do bệnh phổi.
Đây là những triệu chứng thường thấy ngay cả khi bạn không có cục máu đông. Những người bị cảm lạnh, thiếu ngủ cũng có thể gặp hiện tượng này. Tuy nhiên, nếu thường xuên đau đầu hoặc chóng mặt không rõ nguyên nhân, hoặc đi kèm các biểu hiện như tê tay chân, răng xỉn màu, cần đi khám càng sớm càng tốt vì rất có thể đó là dấu hiệu của cục máu đông đã hình thành trong cơ thể.
Để phòng ngừa xuất hiện các cục máu đông, cần tập thể dục thường xuyên bởi hoạt động thể chất giúp thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm tính nhất quán của máu, giúp loại bỏ các cục máu đông. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng rất quan trong, nên ăn ít thực phẩm giàu chất béo, uống nhiều nước, hạn chế đồ uống có gas, đồ ngọt.
Ngoài ra, khoa học cũng chứng minh tác dụng của một số thực phẩm giúp làm tan cục máu đông như dầu oliu, lựu, tỏi, trà xanh, cà chua, kiwi; các loại thực phẩm chứa axit béo không bão hòa, vitamin cũng rất tốt đối với nhóm người có nguy cơ cao.
Đối với những người vừa thực hiện phẫu thuật, nguy cơ hình thành cục máu đông là rất cao. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo một số phương pháp sau đây:
- Sử dụng thuốc làm giảm hình thành cục máu đông như: Aspirin chống ngưng tập kết tiểu cầu; các loại thuốc làm loãng máu được kê cho những bệnh nhân vừa phẫu thuật.
- Đối với những trường hợp có nguy cơ cao cần theo dõi và kiểm soát chặt chẽ, trường hợp bị tắc mạch phổi do cục máu đông, bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc làm tan huyết khối. Người sau phẫu thuật cần đi lại, vận động sớm để giảm nguy cơ hình thành huyết khối.