Thói quen sống là nguyên nhân ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch - hàng rào bảo vệ bạn khỏi virus, vi trùng và các bệnh lý mãn tính.
Để bảo vệ hệ miễn dịch và sức khoẻ tốt nhất cần dừng ngay những thói quen xấu này:
Người trẻ là đối tượng thường xuyên ngủ không đủ giấc hiện nay. Đặc biệt khi người trẻ dành thời gian để làm việc hoặc vui chơi giải trí tới khuya mới đi ngủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các bạn dễ bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng.
Trong các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngủ đủ giấc tương tự như việc cơ thể được tiêm vaccine cúm giúp chống lại bệnh tật một cách mạnh mẽ hơn.
Hơn nữa, thói quen ngủ không đủ giấc còn có thể dẫn đến nồng độ hormone căng thẳng cao hơn và dẫn đến viêm nhiều hơn. Do đó, ngủ đủ giấc còn được biết là chìa khóa có lợi cho sức khoẻ.
Đọc thêm:
Để bảo vệ gan, người trẻ cần từ bỏ ngay 3 thói quen có hại này
Tập thể dục khi giao mùa cần lưu ý những gì?
Lười vận động là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn so với những người thường xuyên tập thể dục.
Hằng ngày, để nâng cao sức khỏe chỉ cần dành thời gian 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc lựa chọn các bài tập thể dục như yoga, đạp xe,...
Việc ăn uống không khoa học chính là lý do khiến hệ miễn dịch suy yếu. Khi ăn hoặc uống quá nhiều đường còn làm hạn chế các tế bào của hệ miễn dịch tấn công vi khuẩn, tình trạng này sẽ kéo dài vài giờ sau khi ăn hoặc uống đồ có đường.
Vì vậy, để nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe cần ăn nhiều trái cây, rau củ giàu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần bổ sung thêm tỏi và súp gà rất tốt cho hệ miễn dịch.
Có nhiều lý do có thể khiến bạn bị lo lắng và căng thẳng. Tình trạng này có thể xảy ra do công việc, cuộc sống. Tuy nhiên, nếu căng thẳng và lo lắng kéo dài còn có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cho đến các bệnh hiểm nghèo.
Chưa hết, tình trạng căng thẳng mạn tính còn khiến cơ thể tiếp xúc với mức độ cao hormone căng thẳng làm ngăn chặn hệ miễn dịch.
Thực tế, để thoát khỏi tình trạng căng thẳng thì rất khó. Tuy nhiên bạn có thể kiểm soát tình trạng này của mình bằng cách ngồi thiền, sống chậm và kết nối hoặc tập thể dục,...
Trong một số nghiên cứu cho biết rằng, người ngồi thiền thường xuyên sẽ có phản ứng hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Những người có kết nối với bạn bè, gia đình tốt sẽ có khả năng miễn dịch mạnh hơn so với những người sống trong trạng thái cô đơn.
Nên để hệ miễn dịch không suy yếu, chủ động kết bạn, giao tiếp xã hội là một cách giúp cải thiện tình trạng sức khỏe đáng kể.
Từ xa xưa có câu "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Điều này cho biết rằng, nụ cười có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch và sức khỏe của con người.
Nụ cười còn giúp hạn chế hormone căng thẳng, đồng thời tăng cường một loại tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng. Để thường xuyên cười bạn có thể xem các clip hài, phim hài, đọc truyện cười,...