Nên xử trí ra sao nếu vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai?

Nên xử trí ra sao nếu vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai?
Mẹ bầu mắc thủy đậu khi mang thai ở một số trường hợp có gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, thế nên hầu hết thai phụ đều cố gắng tránh tiếp xúc với căn bệnh này. Nếu vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai, mẹ bầu nên biết cách xử trí đúng đắn.

Theo nghiên cứu ở Anh, hầu hết người trường thành đã mắc bệnh thủy đậu khi còn nhỏ; do đó, đa phần đã có miễn dịch với căn bệnh này. Tuy nhiên, khoảng 3/1000 phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh thủy đậu. Nếu bị thủy đậu khi mang thai, mẹ bầu có thể hồi phục hoàn toàn. Nhưng cũng một số ít trường hợp gặp các biến chứng nghiêm trọng.

Nếu bạn chưa từng mắc bệnh thủy đậu (hoặc không chắc chắn) và tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Nếu bạn chưa được miễn dịch, bạn có thể được điều trị để giảm nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

Nên xử trí ra sao nếu vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai? - Ảnh 1.

Nếu vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai, mẹ bầu nên biết cách xử trí đúng đắn - Ảnh: motherhood

1. Tiếp xúc với bệnh thủy đậu có nghĩa là gì?

Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm, vi rút lây lan trong không khí từ người sang người. Ví dụ, nếu bạn chưa bị thủy đậu, bạn có nguy cơ mắc bệnh nếu:

- Bạn ở cùng phòng với người bị bệnh thủy đậu hơn 15 phút.

- Bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh thủy đậu, chẳng hạn như trò chuyện.

Cứ 10 người thì có 9 người chưa mắc bệnh thủy đậu sẽ mắc bệnh sau khi tiếp xúc theo cách này.

Bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm từ hai ngày trước khi các nốt phát ban đầu tiên xuất hiện cho đến khi chúng đóng vảy. Vì vậy, nếu ngày hôm qua bạn có tiếp xúc với người xuất hiện các nốt phát ban thủy đậu vào hôm nay, bạn có nguy cơ mắc căn bệnh này nếu chưa được miễn dịch.

2. Xử trí ra sao nếu vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai?

2.1. Xét nghiệm máu kiểm tra kháng thể

Nếu vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai, sẽ có 2 trường hợp cần cân nhắc:

- Nếu từng bị thủy đậu trước đây, khả năng cao mẹ bầu đã có được miễn dịch. Lúc này, thai phụ ít có khả năng gặp các rủi ro do bệnh thủy đậu gây nên.

- Nếu chưa từng bị thủy đậu hoặc không nhớ rõ, bạn không nên quá lo lắng mà hãy thảo luận phương án xử trí với bác sĩ của mình để được chỉ định xét nghiệm.

Nên xử trí ra sao nếu vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai? - Ảnh 2.

Nếu chưa được miễn dịch và tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai, hãy đi khám càng sớm càng tốt - Ảnh: americanpregnancy

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu kiểm tra các kháng thể đối với bệnh thủy đậu:

- Nếu bạn có kháng thể trong máu, điều này có nghĩa là bạn đã từng bị bệnh thủy đậu trước đây hoặc đã được chủng ngừa. Lúc này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm và không cần phải thực hiện bất cứ điều trị nào.

- Nếu không có kháng thể thì bạn có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và bác sĩ cần có phương án điều trị dự phòng hoặc xử trí tùy theo thời điểm tiếp xúc với người mắc thủy đậu khi mang thai của bạn.

2.2. Xử trí trong trường hợp tiếp xúc với thủy đậu khi mang thai và không có kháng thể

Bạn có thể được tiêm một mũi tiêm gọi là immunoglobulin có chứa kháng thể chống lại vi rút thủy đậu. Điều này có thể ngăn ngừa bệnh thủy đậu phát triển hoặc làm cho nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn.

Tốt nhất là mẹ bầu nên được tiêm globulin miễn dịch trong vòng 4 ngày kể từ ngày tiếp xúc với vi rút. Tuy nhiên, cũng có nhiều phương án bảo vệ bạn ngay khi việc tiêm globulin miễn dịch đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai.

Nên xử trí ra sao nếu vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai? - Ảnh 3.

Xử trí trong trường hợp tiếp xúc với thủy đậu khi mang thai và không có kháng thể - Ảnh: flo.health

2.3. Xử trí nếu bệnh thủy đậu phát triển khi mang thai

Hầu hết phụ nữ tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu khi mang thai đều hồi phục hoàn toàn và thai nhi vẫn khỏe. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó chịu và nguy cơ biến chứng.

Do đó, mẹ bầu cần khám bác sĩ khẩn cấp nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Nếu bác sĩ kiểm tra và xác nhận bệnh thủy đậu phát triển, thai phụ và thai nhi nên được kiểm tra thường xuyên. Và cần có kiểm tra chuyên sâu hơn tại các bệnh viện đối với thai phụ có tiền sử bệnh phổi, hút thuốc hoặc đang điều sử dụng steroid.

Nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh thủy đậu, khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì bạn có thể cần nhập viện để điều trị:

- Các đốm phát ban nghiêm trọng.

- Phát ban mụn nước có kèm chảy máu.

- Gặp các vấn để ở ngực hoặc khó thở.

- Buồn nôn hoặc nôn ói nhiều.

- Xuất huyết âm đạo.

Nên xử trí ra sao nếu vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu khi mang thai? - Ảnh 4.

Thuốc kháng vi-rút aciclovir là một lựa chọn để điều trị bệnh thủy đậu - Ảnh: nursinginpractice

Thuốc kháng vi rút aciclovir là một lựa chọn để điều trị bệnh thủy đậu. Để hiệu quả được tốt nhất, việc điều trị phải được bắt đầu trong vòng 24 giờ kể từ khi phát ban đầu tiên xuất hiện. Thuốc kháng vi rút không giúp chữa khỏi bệnh nhưng có thể giúp làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn; nó có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng phát triển.

Mẹ bầu cũng có thể được chỉ định siêu âm chi tiết khi thai được 16-20 tuần, hoặc năm tuần sau khi hết bệnh thủy đậu nếu bệnh phát triển ở giai đoạn sau của thai kì. Mục đích của việc siêu âm là tầm soát các dấu hiệu của hội chứng varicella thai nhi (FVS).

Nếu bạn phát triển bệnh thủy đậu trong vòng bảy ngày trước khi sinh em bé, em bé có thể được điều trị bằng globulin miễn dịch. Điều trị này nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh thủy đậu phát triển ở em bé.

Nguồn dịch: https://patient.info/pregnancy/pregnancy-complications/chickenpox-contact-in-pregnancy


Tác giả: Tiểu Quyên