Hỏi: Chào bác sĩ, cháu gái của tôi vừa tròn 11 tháng tuổi. Cháu có một bướu máu ở môi dưới từ lúc sinh ra, như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Mong bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp.
Trần Thị Mai (Quảng Bình)
Chuyên gia trả lời:
Chào bác, phương pháp điều trị bướu máu ở trẻ em là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh. Hôm nay, tôi sẽ giải thích để bác và mọi người cùng hiểu các vấn đề về bướu máu ở môi.
Ảnh: yeutre.vn
Bướu máu là triệu chứng gặp phải ở trẻ em. Bướu máu được tạo thành từ các tế bào còn gọi là tế bào nội mô mạch máu, khi các tế bào này sinh sản nhanh chóng một cách bất thường nên tạo ra bướu máu.
Giai đoạn đầu gọi là giai đoạn tăng sinh, thường xảy ra ở trẻ lúc 9 tháng tuổi, bướu phát triển to dần lên có 2 dạng. Dạng thứ nhất trên bề mặt da có màu đỏ, dạng thứ hai sâu dưới da làm da đổi màu xanh vùng trên đó hoặc không có màu.
Giai đoạn tiếp theo là bình nguyên bướu tiếp tục phát triển nhanh từ 10-12 tháng tuổi.
Giai đoạn cuối cùng là suy thoái vì lúc này bướu sẽ nhỏ dần,trong đa số các trường hợp bướu sẽ biết mất khi trẻ 3 tuổi rưỡi. Bướu có thể để lại vết sẹo hoặc mô mỡ sợi và đôi khi một miếng da thừa hoặc 1 vùng da đổi màu trên vị trí bướu.
Ảnh: Vtv.vn
Theo thống kê có 90% bướu máu lành tính sẽ tự biến mất dù không điều trị. Còn lại các biến chứng như chảy máu, loét, nhiễm trùng, gây đau đớn hay ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì cần điều trị về sau khi bướu teo. Bướu máu ở vị trí ảnh hưởng đến những chức năng như thở, nhìn, ăn uống, đi tiểu mới được áp dụng điều trị ở giai đoạn tăng sinh.
Ưu tiên dùng thuốc corticoid đầu tiên, tiêm vào bướu máu hoặc qua đường uống, liều lượng theo mức cân của bé. Có đến 80% trẻ khi điều trị bằng thuốc thì bướu máu nhỏ lại còn ½.
Khi tia laser vùng da phía trên bướu trở nên sáng hơn, song khối bướu nằm bên dưới vẫn không bị ảnh hưởng vì tia laser chỉ xuyên được qua da khoảng từ 0,75 đến 1,2 mm. Phương pháp chỉ nên sử dụng điều trị bướu máu nằm nông dưới da, khi các mạch máu li ti còn sót lại sau khi bướu máu teo nhỏ.
Mặt trái của cách điều trị bằng laser có thể khiến bệnh nhân loét da, đau, chảy máu để lại sẹo, teo da hoặc biến đổi sắc tố.
Bướu máu ở môi có khả năng teo nhỏ và biến mất hoàn toàn kém hơn các bướu máu ở vị trí khác. Tuy nhiên chúng ta không nên can thiệp layer sớm mà để nó phát triển và quan sát. Khi vào giai đoạn suy thoái nó sẽ để lại sẹo lớn nhỏ tùy cơ địa, lúc này chúng ta mới nên can thiệp (3 tuổi rưỡi) bằng có biện pháp layer để tránh vết sẹo lở loét gây mất thẩm mỹ. Nên tham vấn sức khoẻ từ lúc xuất hiện cho đến độ tuổi nên can thiệp xử lý.
BS. Nguyễn Văn Thịnh
Theo Suckhoedoisong