Nên nhổ răng khôn khi nào thì thích hợp?

Nên nhổ răng khôn khi nào thì thích hợp?
Có rất nhiều thắc mắc về răng khôn và một trong số đó là khi nào cần nhổ răng khôn thì thích hợp? Bài viết sau đây sẽ cho bạn một vài lời khuyên bổ ích.

1. Răng khôn

Răng khôn hay còn được gọi là răng thứ 8, là chiếc răng thường mọc cuối cùng nên thường bị mắc kẹt không đủ vị trí để nhô lên thế nên nó thường xuyên mọc lệch, mọc ngầm và gây khó chịu cho người bị mọc răng khôn.

Mọc răng khôn thường đi kèm các triệu chứng đau nhức sưng tấy ở nướu, chính vì bị ức chế nên nó mất thời gian rất lâu để lớn có thể vài tháng hoặc vài năm.

Một vài người còn mắc phải răng khôn ngầm đâm xiên các răng xung quanh gây ảnh hưởng cho sức khoẻ răng miệng, nhưng cũng có những người không hề mọc răng khôn.

Ảnh 1.

Ảnh:kenh14

2. Biến chứng mà răng khôn gây ra

Quá trình mọc răng sẽ gây áp lực lên vùng xương và nướu, kết hợp với việc thức ăn đọng bên dưới nướu phủ trên răng khôn không thể làm sạch được khi nó bị kẹt và mọc ngầm. Sự đọng lại thức ăn tạo vi khuẩn sinh sôi trong hàm gây nhiễm trùng lợi làm hại đến men răng, viêm nướu.

Khi mọc lệch lượng thức ăn kẹt lại ấy còn có thể gây ra sâu răng bên cạnh răng số 7 vì bàn chải không chải đến.

Nguy hiểm hơn là tình trạng răng mọc ngầm gây chấn thương và phát triển âm thầm thành u nếu không biết để điều trị thì dẫn đến tiêu xương dần, rụng răng thậm chí gãy xương hàm vô cùng nguy hiểm.

Tình trạng này còn ảnh hưởng đến khớp cắn cải trở nhai nuốt khi ăn.

3. Thời điểm nên nhổ răng khôn

- Nên nhổ răng khôn kể cả khi răng chưa gây ra biến chứng nhưng mọc lệch tạo khe thức ăn ứ đọng.

- Mặc dù răng khôn mọc đủ chỗ phát triển bình thường nhưng không ăn khớp với hàm đối diện làm răng thồi dài thì cũng nên loại bỏ vì gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.

- Khi răng mọc thẳng nhưng có hình dáng bất thường.

- Răng khôn bị bệnh nha chu cần nhổ để tránh lây lan.

- Khi chỉnh hình hàm và làm răng giả cũng nên nhổ răng khôn.

- Cần gấp rút nhổ nhất khi răng khôn mọc lệch mọc ngầm gây biến chứng viêm nhức lặp đi lặp lại nhiều lần.

Lưu ý: Ở độ 35 tuổi trở lên phẫu thuật để nhổ răng khôn gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn và quá trình lành thương, hậu phẫu cũng mất thời gian hơn so với độ tuổi từ 18-25 là thời điểm thích hợp nhất.

4. Những răng khôn không nên nhổ

Nếu răng khôn mọc và phát triển về hình dáng bình thường không có bất kì một biến chứng nào thì việc loại bỏ nó cũng không cần thiết chỉ cần bạn đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên.

Ngoài ra bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu... cũng được khuyến cáo không nên thực hiện cuộc phẫu thuật nhổ răng khôn để tránh rủi ro không may.

Ảnh 2.

Ảnh:Vicare

5. Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn

Trước khi nhổ bệnh nhân nên thăm khám làm xét nghiệm máu, chụp X-Quang theo chỉ định. Nên báo cáo tình hình sức khoẻ toàn thân và các loại thuốc đang dùng với bác sĩ, cần vệ sinh hàm và lấy cao vôi răng. Trước ngày nhổ bệnh nhân không sử dụng các đồ uống có cồn chất kích thích, ăn no trước khi nhổ và nên thoải mái thư giãn tránh căng thẳng.

Sau khi nhổ bệnh nhân nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ và nếu có bất cứ bất thường gì phải báo ngay với cơ sở nha khoa.

BS. Lê Nguyễn Duy Khánh

Theo Vnexpress

Tác giả: Huyền Trang