Nắng nóng nấu canh ăn đừng bỏ qua loại quả ví như "nhân sâm của người nghèo", vừa ngon miệng lại đại bổ

Nắng nóng nấu canh ăn đừng bỏ qua loại quả  ví như "nhân sâm của người nghèo", vừa ngon miệng lại đại bổ
Quả mướp theo Đông y có tính mát, vị ngọt, không độc; tác dụng nhuận da, thanh nhiệt, thông kinh lạc, bình can tức phong, hành huyết mạch. Không chỉ quả mướp mà lá mướp, dây mướp, hoa mướp cũng đều có thể được dùng như vị thuốc chữa nhiều bệnh, tốt cho sức khỏe.

Vào những ngày thời tiết nóng bức, nấu một bát canh mồng tơi hay rau ngót với mướp không chỉ dễ ăn mà còn giúp cơ thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy các tác dụng khi ăn mướp là gì? Ăn mướp có giảm cân không? Ai không nên ăn mướp?... Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể tham khảo.

1. Lợi ích khi ăn mướp đối với sức khỏe

Ăn mướp có thể giúp cơ thể nhận được các lợi ích sau:

- Giá trị dinh dưỡng: Có hàm lượng chất dinh dưỡng đáng kể. Mướp giàu protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ cùng các vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin K và các khoáng chất gồm mangan, kali, magie, folate, đồng, phốt pho, kẽm và lượng nhỏ canxi, sắt.

Nắng nóng nấu canh ăn đừng bỏ qua loại quả  ví như "nhân sâm của người nghèo", vừa ngon miệng lại đại bổ - Ảnh 2.

Ăn mướp có thể giúp cơ thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

+ Củ khoai nưa: Loại khoai không chứa đường, ăn nhiều đến đâu cũng không sợ béo lại giúp giảm mỡ máu hiệu quả

+ Phổ biến trong mùa hè nhưng không phải ai cũng biết ăn canh cua đồng đúng cách

- Đặc tính chống oxy hóa: Quả mướp chứa các hợp chất thực vật hoạt động như một chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin, beta-carotene có tác dụng chống lại tác hại của quá trình tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Từ đó góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính chẳng hạn như bệnh tim, bệnh tiểu đường,...

- Giàu vitamin A: Nguồn vitamin A dồi dào trong quả mướp giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe thị lực. Kết hợp với vitamin C và lutein, zeaxanthin có thể giúp ngăn ngừa mắc phải các bệnh về mắt do tuổi tác, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng.

- Tốt cho tim mạch: Quả mướp giàu kali, 100 gam mướp cung cấp tới 453 mg kali. Đây là một khoáng chất cần thiết trong việc ổn định huyết áp ở người bị huyết áp cao bằng cách làm giãn mạch máu, giảm nguy cơ tích tụ cholesterol trong thành mạch dẫn tới xơ vữa động mạch - yếu tố làm tăng rủi ro xảy ra biến cố tim mạch nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ.

Không chỉ kali, mướp cũng giàu chất xơ. Chế độ ăn giàu chất xơ từ lâu đã được chứng minh là có hiệu quả giảm cholesterol xấu và nâng cao sức khỏe tim mạch.

- Cải thiện tiêu hóa: Chất xơ hòa tan dồi dào trong quả mướp rất thân thiện với hệ tiêu hóa. Không những giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón mà còn nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trong đường ruột khỏe mạnh, giúp giảm viêm và cả các triệu chứng của một số tình trạng rối loạn đường ruột phổ biến như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng cũng như hỗ trợ tăng cường miễn dịch.

Nắng nóng nấu canh ăn đừng bỏ qua loại quả  ví như "nhân sâm của người nghèo", vừa ngon miệng lại đại bổ - Ảnh 3.

Chất xơ hòa tan dồi dào trong quả mướp rất thân thiện với hệ tiêu hóa (Ảnh: ST)

- Điều hòa đường huyết: Chỉ số đường huyết thực phẩm của mướp là rất thấp nên ăn mướp thân thiện với người đang cần kiểm soát lượng đường trong máu, chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường. Mangan có trong mướp là yếu tố quan trọng đóng góp vào việc kích thích cơ thể sản xuất insulin, từ đó ngăn ngừa và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

- Ăn mướp đẹp da: Giàu vitamin C nên ăn mướp có lợi với sức khỏe làn da bằng cách thúc đẩy cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen giúp làn da mịn màng, săn chắc và sáng bóng hơn cũng như ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa do tuổi tác.

- Phòng ngừa thiếu máu: Quả mướp cung cấp vitamin B6 - là yếu tố quan trọng giúp sản xuất hemoglobin, vận chuyển oxy đến các tế bào máu và sản sinh hồng cầu rất tốt. Do vậy, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt có thể ăn mướp để "bù đắp" lượng máu đã mất.

- Ăn mướp có giảm cân không? Mướp giàu nước và chất xơ, khi ăn sẽ giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn nên ăn mướp có thể giảm cân hiệu quả nếu kết hợp trong chế độ ăn thâm hụt calo và tập luyện đều đặn.

- Giúp xương khớp chắc khỏe hơn: Mướp cung cấp cấc dưỡng chất như vitamin K, magie, canxi cùng zeaxanthin, lutein là thành phần tốt cho xương khớp, giúp duy trì khung xương vững chắc. Và việc hấp thụ đầy đủ các khoáng chất này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến xương như loãng xương.

Nắng nóng nấu canh ăn đừng bỏ qua loại quả  ví như "nhân sâm của người nghèo", vừa ngon miệng lại đại bổ - Ảnh 4.

Trong Y học cổ truyền, quả mướp còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh (Ảnh: ST)

- Bảo vệ gan: Quả mướp chứa nhiều loại axit amin, vitamin C và khoáng chất, giúp giảm gánh nặng cho gan, thúc đẩy tái tạo tế bào gan và bảo vệ sức khỏe gan.

2. Bài thuốc từ quả mướp

Trong Y học cổ truyền, quả mướp còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh:

- Bài thuốc chữa đại tiện ra máu, trĩ nội từ quả mướp: Chuẩn bị 250 gam quả mướp non. Đem nạo bỏ vỏ mướp rồi thái thành các miếng vừa ăn, đem nấu lên ăn sẽ thấy hiệu quả.

- Bài thuốc thông sữa: Chuẩn bị 100 gam mướp đem nướng tồn tính rồi nghiền vụn rồi lấy 3 - 6 gam bột uống cùng chút rượu. Sau khi uống xong thì lấy chăn trùm lên người sao cho mồ hôi toàn thân toát ra là được.

- Bài thuốc chữa viêm khí quản, ho đờm đặc vàng, trẻ bị ho gà: Chuẩn bị mướp tươi để cả vỏ, đem rửa sạch rồi giã nát được 40 ml nước thì đem trộn cùng 10 ml mật ong. Chia ra uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 20 - 30 ml.

- Bài thuốc chữa tăng huyết áp: Chuẩn bị 300 gam quả mướp tươi, 200 gam táo ta, 50 gam chanh và đường phèn vừa đủ. Đem gọt bỏ vỏ mướp và táo, sau đó thái vụn ép lấy nước. Chanh vắt lấy nước cốt hòa cùng nước ép táo - mướp vừa ép, thêm đường phèn rồi uống như nước giải khát trong 10 ngày.

- Bài thuốc thanh nhiệt, tiêu đờm, chỉ khát: Chuẩn bị mướp non 300 - 500 gam, cùng đường trắng vừa đủ. Đem mướp rửa sạch, gọt vỏ, ép lấy nước rồi thêm đường đủ ngọt uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu: Chuẩn bị 200 gam quả mướp đem rửa sạch rồi cho 350 ml nước nấu nhừ thêm mật ong để ăn, ngày ăn 2 lần. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.

Ngoài ra, món canh cua đồng nấu mướp được cho là có tác dụng giải thử nhiệt, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa nên ăn vào mùa hè.

Nắng nóng nấu canh ăn đừng bỏ qua loại quả  ví như "nhân sâm của người nghèo", vừa ngon miệng lại đại bổ - Ảnh 5.

Mướp có vị ngọt nên nấu canh, luộc hay xào đều rất ngon miệng (Ảnh: ST)


3. Lưu ý khác khi ăn mướp

Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn mướp cần chú ý những vấn đề sau:

- Dị ứng với quả mướp: Mặc dù không độc, lành tính nhưng với người nhạy cảm, dị ứng khi ăn mướp vẫn có thể xảy ra. Nếu thấy sau khi ăn mướp miệng bị ngứa, sưng môi miệng hay mề đay, nổi ban thì nên ngừng ăn và thăm khám bác sĩ.

- Ai không nên ăn mướp: Người đang bị ốm, người đang bị tiêu chảy/kiết lỵ, người có tỳ vị yếu thì không nên ăn mướp. Bà bầu và trẻ nhỏ khi ăn mướp cần thận trọng, tốt nhất nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi thêm mướp vào khẩu phần ăn.

- Không ăn mướp có vị đắng: Bản thân mướp có vị ngọt, nếu đem nấu lên mà thấy có vị đắng thì nên nhổ bỏ và đổ đi. Do mướp ngọt đã bị nhiễm độc arsenic, chất này không thể bị phá hủy ở nhiệt độ cao. Nếu ăn vào sẽ dễ ngộ độc và ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột.

- Mướp kỵ với gì? Quả mướp vị hàn tính ngọt, đi vào kinh can, kinh vị nên có thể kỵ với các thực phẩm như cá chạch, củ cải trắng, cải bó xôi. Khi ăn dễ tăng gánh nặng tiêu hóa, gây tiêu chảy, đau bụng hoặc giảm dinh dưỡng.

- Bảo quản mướp: Nên ăn mướp còn tươi, nếu đã gọt vỏ thì nên ăn luôn; nếu không ăn hết thì bảo quản trong tủ lạnh nhưng chỉ ăn trong vòng 24 giờ.

Nhìn chung, ăn mướp có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì cần tham khảo ý kiến trước khi ăn mướp, tránh tăng nặng tình trạng bệnh do tương tác thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp,...

Nguồn dịch tham khảo:

1. Sohu

2. Aboluowang

3. Why you should add sponge gourd to your weekly meal plan

4. Luffa Gourd/Sponge Gourd: Health Benefits, Culinary Uses And Recipe Of This Green Vegetable

5. The Health Benefits Of Sponge Gourd: A Comprehensive Guide


Tác giả: Allen