Nấm tai là bệnh gì? Nấm tai có chữa khỏi được không?

Nấm tai là bệnh gì? Nấm tai có chữa khỏi được không?
Nấm tai là bệnh gì? Điều trị nấm tai như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được suckhoehangngay.vn giải đáp bằng những thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy ghi nhớ để áp dụng khi cần thiết nhé.

1. Lý giải bệnh nấm tai là gì?

Nấm tai là bệnh gì? được các bác sĩ trả lời rằng: Nấm tai là bệnh do nhiễm trùng ống tai. Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do nhiễm nấm candida và aspergillus. Nấm thường mọc ở nên ráy tai nhiễm trùng. Bệnh có thể diễn biến thành cấp tính, mãn tính, nhiệt độ và độ ẩm cao khiến nấm có cơ hội phát triển.

Nhiều người cũng không biết nấm tai là bệnh gì nên cũng không quan tâm đến đôi tai của mình. Bệnh nấm tai xuất hiện mọi lứa tuổi đặc biệt là đàn ông trên 35. Bệnh hay gặp ở các bệnh nhân có thói quen ngoáy tai, các bệnh nhân có tiền sử các bệnh về tai như viêm tai giữa, ráy tai ẩm ướt đặc biệt với các bệnh nhân đã phẫu thuật tai.

Người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy bằng cách dùng vảy da ở tai cấy vào môi trường sabouraud ở nhiệt độ 28OC  để trong thời gian từ 1 - 2 tuần sẽ thấy nấm mọc kiểm tra vi thể và đại thể để xác định nấm.

Ảnh 2.

Nguyên nhân phổ biến của bệnh nấm tai là do nhiễm nấm candida và aspergillus (Ảnh: Internet)

2. Các biểu hiện của bệnh nấm tai

Triệu chứng của bệnh nấm tai thường biểu hiện theo từng loại cụ thể. Sau đây là dấu hiệu của 5 loại nấm tai phổ biến:

2.1. Nấm tai thông thường

Nấm tai thông thường được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 xơ khởi, giai đoạn 2 xâm nhập và giai đoạn 3 phát triển.

- Ở giai đoạn đầu tiền người bệnh còn chưa để ý đến các dấu hiệu chỉ thấy tai mình ngứa và soi thấy ống tai hơi đỏ.

- Bước sang giai đoạn thứ 2 người bệnh đã cảm giác ngứa hơn giai đoạn 1 và đi khám sẽ thấy được các sợi nấm trong tai.

- Cuối cùng, giai đoạn 3 các sợi nấm bắt đầu phát triển mạnh hơn, khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, chảy mủ tai, ngứa rất khó chịu, càng ngoáy lại càng ngứa.

Lúc này cần chữa trị ngay lập tức nếu để ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm hơn dẫn đến bệnh viêm tai giữa, các hạch ở sau tai nổi lên từng cục rất đau và khó chịu. Mọi người nên tìm hiểu nấm tai là bệnh gì để khi có biểu hiện bạn đã biết cách để xử lý.

2.2. Viêm tai cấp tính

Bệnh nhân lên cơn đau tai dữ dội, thính lực bị giảm. Khi soi tai sẽ thấy mảng bám ở ống tai ngoài màu đen, vàng, hay trắng lấy nhạ mảng bám đó thì thấy chảy mủ, máu hiện tượng này cho thấy màng nhĩ bị viêm để nặng sẽ thành viêm hạt. Cần để bác sĩ thực hiện các phương pháp tối ưu nhất để giảm mức độ bệnh. Bệnh không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến việc bị viêm tai giữa, người bệnh sẽ không nghe được âm thanh có tần số bình thường.

Ảnh 3.

Khi bị viêm tai cấp tính, bệnh nhân lên cơn đau tai dữ dội, thính lực bị giảm (Ảnh: Internet)

2.3. Viêm ống tai không có triệu chứng

Khi bạn được khám tổng quát thì bác sĩ sẽ thấy trong tai bạn có một cục ráy và nấm. Trong trường hợp này bệnh nhân cảm thấy không đau không ngứa, thính lực rất bình thường. Nguyên nhân là do bạn lâu ngày không lấy ráy và vón thành cục lấp lỗ tai của bạn. Khi lấy hết chỗ ráy tai đó ra thì ống tai người bệnh cảm thấy thoải mái, rất dễ chịu.

2.4. Nấm ống tai ác tính

Đó là tình trạng rất nặng có thể bị hoại tử sàn sọ và dẫn đến tử vong. Đây là một tình trạng rất hiếm. Nguyên nhân là do nấm Aspergillus gây ra cộng thêm các dịch mủ dẫn đến nhiễm trùng ống tai gây đau nhức tai ảnh hưởng đến sàn sọ. Những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém có nguy cơ cao bị bệnh này. Vì vậy, hãy tìm hiểu nấm tai là bệnh gì, nấm tai có nguy hiểm không, cùng cách chăm sóc đôi tai thật cẩn thận để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

2.5. Bị viêm ống tai sau khi phẫu thuật

Thời tiết ẩm thấp tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển mạnh. Đây cũng là nguyên nhân giúp bạn đánh giá hiệu suất làm việc. Sau khi phẫu thuật xong bệnh nhân luôn phải giữ sạch sẽ không ẩm ướt. Khi mổ ống tai ngoài vết mổ luôn có những vệt xước, nước mô, lúc nào cũng trong trạng thái ẩm vì vậy nếu để vết mổ quá ẩm, thời tiết thuận lợi là điều kiện để phát triển nấm trong ống tai. Nấm sẽ lan ra các vết mổ để lây bệnh.

3. Quá trình phát triển của bệnh nấm tai

Bạn xác định được nấm tai là bệnh gì và bệnh đang ở trong tình trạng nhẹ thì cách chữa rất dễ dàng. Bạn chỉ cần thay đổi môi trường để cho ráy tự khô, để nấm không thể phát triển. Bệnh của bạn sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn.

Nhưng có một điều lưu ý là nếu đã chữa khỏi bệnh hãy giữ gìn vệ sinh để tránh cho bệnh khỏi tái phát. Nhiều người cũng tìm hiểu nấm tai là bệnh gì, các nguyên nhân gây ra nhưng lại rất chủ quan về tình trạng của mình để dẫn đến tình trạng nặng hơn mới đi gặp bác sĩ.

Ảnh 4.

Khi bị nấm tai hãy thăm khám thật kỹ và sử dụng đúng thuốc để nhanh khỏi bệnh (Ảnh: Internet)

Nếu bạn để nấm phát triển nhanh mà không chữa trị kịp thời dẫn đến tình trạng bị ác tính rất nguy hiểm. Trong trường hợp này bệnh nhân đau nhức không thể ngủ được, hệ miễn dịch kém, thính lực giảm mạnh và lan sang các vùng lân cận như sàn sọ, vùng cổ, vùng chũm xương có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

4. Phương pháp điều trị nấm tai

Ngoài việc tìm hiểu nấm tai là bệnh gì bạn cũng nên biết về phương pháp điều trị. Trong trường hợp bạn phát hiện ổ nấm sớm hãy lấy ổ nấm ra ngoài sau đó vệ sinh bằng oxy già và axit boric 10%  thật sạch sẽ. Nếu thấy tình trạng của mình nặng hơn thì hãy đến gặp bác sĩ một lần tại bệnh viện tai mũi họng để có những biện pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mình.

Với những kiến thức về nấm tai là bệnh gì? chắc hẳn các bạn đã đưa ra câu trả lời phù hợp cho mình. Hãy quan sát triệu chứng nếu quá nặng cần phải thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 


Tác giả: Minh Nghiêm