Nắm rõ những nguyên tắc bảo quản thực phẩm này để tránh ngộ độc thức ăn

Nắm rõ những nguyên tắc bảo quản thực phẩm này để tránh ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn là triệu chứng bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Các loại thực phẩm bị nhiễm độc có thể do bản thân chúng có chứa độc tố hoặc sản sinh khi bạn không tuân thủ nguyên tắc bảo quản thực phẩm.

Theo như số liệu thống kê từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy ở nước ta hàng năm có hơn 5000 ca bị ngộ độc thực phẩm. Trong đó, các nguyên nhân chính chủ yếu do:

- Ăn thức ăn có sẵn chất độc, điển hình như: cá nóc, nấm độc, mầm khoai tây,...

- Ăn các loại thực phẩm đã bị biến chất.

- Ăn các loại thực phẩm bị nhiễm các loại vi sinh vật và độc tố.

- Ăn các loại thực phẩm bị nhiễm chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia, chất độc hóa học,....

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ yếu tố bảo quản thực phẩm. Thực phẩm bị bảo quản sai cách có thể khiến cơ thể nhiễm độc, lâu dần có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Các nguyên tắc bảo quản thực phẩm

Để tránh việc mắc phải các trường hợp bị ngộ độc cũng như bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng thực phẩm, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc bảo quản thực phẩm đúng cách. Điều này sẽ giúp giữ đồ ăn luôn tươi ngon và an toàn, không bị biến đổi chất hay nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó nó còn giúp thực phẩm giữ lại tối đa các dưỡng chất khi được sử dụng.

1. Bảo quản tủ lạnh

Toàn bộ các thực phẩm sau khi nấu chín chỉ được cho vào tủ lạnh nếu chưa quá 2 giờ sau khi nấu. Ngược lại, những thực phẩm đã quá 2 giờ không nên bảo quản bằng tủ lạnh.

Trong sau khoảng thời gian 2 giờ nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn.

2. Để nguội trước khi bảo quản lạnh

Trước khi cho thực phẩm vào tủ lạnh bạn cần chờ chúng nguội. Bởi nếu thức ăn đang nóng cho vào trong tủ lạnh, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ sẽ bị ngưng tụ hơi nước. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

3. Bọc thức ăn bằng màng bảo quản

Một nguyên tắc bảo quản thực phẩm khác đó là thức ăn thừa cần phải được bọc kín bằng màng bảo quản thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại hộp đựng kín để sử dụng nhiều lần.

Một lưu ý bảo quản thực phẩm nữa là không bỏ chung các loại thực phẩm khác nhau vào cùng một hộp. Đây là nguyên tắc bảo quản thực phẩm bạn cần biết để không làm biến chất thức ăn cũng như tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

4. Không bảo quản trong tủ lạnh quá lâu

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng không nên lưu trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh quá dài, tốt nhất chỉ để trong vòng từ 4 đến 5 giờ. Đây là nguyên tắc bảo quản thực phẩm mà ít người biết. Sau khi thức ăn thừa được lấy ra khỏi tủ cần được hâm nóng hoặc nấu lại trong vòng vài phút để giết chết đi các mầm bệnh.

5. Không bảo quản đồ giã đông trong tủ lạnh

Không nên cho lại thực phẩm đã giã đông 1 lần vào tủ lạnh. Các thực phẩm khi được giữ trong tủ lạnh nên được chia thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần vừa đủ cho một lần sử dụng.

6. Không để chung thực phẩm chín và sống

Không để các thực phẩm đã nấu chín lẫn với các thực phẩm sống như thịt gia cầm, hải sản. Hãy tuân thủ nguyên tắc bảo quản thực phẩm này để tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập.

7. Vệ sinh tủ lạnh

Đừng quên nhiệm vụ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh hàng tuần. Điều này không chỉ giúp tủ thơm tho, ngăn nắp mà còn hạn chế  sự tăng trưởng và lây lan của vi khuẩn Listeria sang các loại thực phẩm.

Để tránh trường hợp mắc phải ngộ độc thức ăn cũng như đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm, bạn cần phải tuân thủ chặt chẽ theo các nguyên tắc bảo quản thực phẩm. 


Tác giả: Lê Thọ Hưng