Nấm miệng trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại trùng nấm, men là Candida.
Nấm miệng trẻ sơ sinh không gây nên những hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc và ăn uống bị khó khăn.
Nguyên nhân gây nấm miệng trẻ sơ sinh được xác định là do nấm Candida Albicans, loại nấm này thường có sẵn trên cơ thể người và khi ở trạng thái cân bằng sẽ không nên bất cứ nguy hại nào. Tuy nhiên khi chịu sự thúc đẩy của những yếu tố khác loại nấm này sẽ phát triển quá mức và gây bệnh.
Bị nấm miệng trẻ sẽ gặp khó khăn khi ăn uống (ảnh: internet)
Trẻ nhỏ thường bị nấm miệng là bởi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và không có khả năng chống lại sự nhiễm trùng cũng như sự tấn công của vi khuẩn.
Việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nấm miệng trẻ sơ sinh. Thuốc kháng sinh có thể giúp khỏi bệnh nhưng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn khỏe mạnh, làm mất cân bằng các vi khuẩn có lợi và không kiểm soát được mức độ của nấm Candida trong khoang miệng của bé.
Khi bú mẹ, nếu mẹ bị nhiễm nấm cũng sẽ lây cho bé. Hoặc việc trẻ ngậm, bú các dụng cụ như núm ti, ti giả, vòng ngậm nướu cũng làm tăng nguy cơ bị nấm miệng.
Bị nấm miệng trẻ sẽ quấy khóc thường xuyên (ảnh: internet)
Nếu trẻ bị mắc hen suyễn và trong quá trình điều trị có sử dụng corticoid đường hít kéo dài mà không súc miệng sau khi xịt cũng sẽ làm tăng khả năng mắc nấm miệng trẻ sơ sinh
Trẻ bị nhiễm nấm trong khoang miệng sẽ xuất hiện các đốm, mảng bám trắng. Các mảng này rất khó làm sạch và khi cọ xát hay cạo bỏ chúng có thể gây chảy máu. Các mảng bám sẽ nhanh chóng lây lan xuống thực quản, khí quản và gây viêm phổi ở trẻ
Bị nấm miệng trẻ sơ sinh sẽ hay quấy khóc, biếng ăn, bỏ bữa, không chịu bú, chảy nước miếng, đau rát cổ họng, ngứa ngáy, nôn ói,...
Các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện những đốm hoặc mảng trắng trong miệng, trẻ quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi, khó nuốt, bỏ bú, biếng ăn, sốt.
Ngay cả khi nấm miệng đã được điều trị khỏi nhưng vẫn có thể tái phát nên các bậc phụ huynh cũng cần phải lưu ý để đưa trẻ đến gặp các bác sĩ kịp thời.
Thời gian điều trị nấm miệng trẻ sơ sinh thường kéo dài 10 ngày bằng việc sử dụng những loại thuốc điều trị nấm miệng dành cho trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp nghi ngờ mẹ là nguyên nhân gây bệnh nấm miệng trẻ sơ sinh thì người mẹ cũng sẽ được điều trị và theo dõi theo chỉ định của bác sĩ.
Các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc chống nấm để điều trị bệnh (ảnh: internet)
Để phòng bệnh nấm miệng trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh nên vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ, để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Ngay cả khi trẻ đã khỏi bệnh thì các mẹ cũng cần phải thực hiện việc làm này.
Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ như bình sữa, núm ti, ti giả, bình sữa, trước khi cho em bé bú
Nếu trẻ sử dụng corticoid hít thì phải cho trẻ súc miệng ngay sau khi sử dụng.
Cho trẻ uống nhiều nước để tránh bị khô miệng.
Trên đây là nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh nấm miệng trẻ sơ sinh. Hy vọng với tất cả những thông tin đã chia sẻ có thể giúp các bậc phụ huynh chăm sóc một cách toàn diện.