Giang mai là căn bệnh xã hội lây lan nhanh chóng qua đường tình dục (STI). Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh giang mai gây ra do vi khuẩn Treponema pallidum và có thể lây qua hoạt động quan hệ tình dục bằng các đường âm đạo, miệng và hậu môn.
Dưới đây là một số cách chữa giang mai tại nhà hiệu quả, bên cạnh việc kết hợp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa:
Bệnh nhân giang mai cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học nhằm tăng cường sức đề kháng đẩy lùi sự phát triển bệnh lý. Theo khuyến cáo Viện Y tế Quốc gia Mỹ thì mỗi ngày người trên 14 tuổi cần 2,4mg vitamin B12.
Vitamin B12 là giải pháp tối ưu làm giảm sự mệt mỏi, ngăn ngừa trầm cảm và tăng cường chức năng hệ thần kinh cho người đang mắc giang mai. Cơ thể bệnh nhân sẽ bị suy giảm năng lượng, căng cơ, thay đổi tâm trạng và các triệu chứng giang mai trở nặng hơn khi thiếu hụt vitamin B12.
Vitamin B12 tăng cường chức năng hệ thần kinh cho người đang mắc giang mai. Ảnh: Internet
Để bổ sung lượng vitamin này người bệnh có thể ăn các loại thực phẩm như: cá hồi, cá ngừ, thịt bò, gan gà, sữa chua hữu cơ và thịt cừu… hoặc bổ sung thực phẩm chức năng cung cấp nhiều lượng vitamin này.
Ngải cứu là một trong những phương pháp chữa giang mai tại nhà thường được áp dụng Bởi ngãi cứu có công dụng chữa chứng đau khớp do chứng giang mai gây ra.
Ngải cứu hoặc tinh dầu ngải cứu còn cải thiện hoạt động cũng như có khả năng chống viêm, chống nấm nên rất phù hợp để điều trị bệnh giang mai. Tuy nhiên ở một số trường hợp người bệnh bị dị ứng với đào, táo, hoa hướng dương, cần tây, thuốc lá, hoa cúc La Mã, hoa cúc vạn thọ, hoa cúc dại, hoa cúc hoàng anh và hoa cúc vàng thì không nên sử dụng ngải cứu.
Trong quá trình điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh cơ thể bệnh nhân có thể bị tiêu diệt hết hại khuẩn và lợi khuẩn trong đường ruột.
Cho nên việc bổ sung lại lợi khuẩn probiotics là hết sức cần thiết, bệnh nhân có thể bổ sung loại lợi khuẩn này thông qua các thực phẩm như sữa chua, sữa nấm kefir, pho mát, kim chi muối, súp miso,...hoặc các loại viên uống chứa probiotics. Do đó bổ sung probiotics là một trong những cách chữa giang mai tại nhà đơn giản mà hiệu quả.
Bệnh nhân giang mai có thể bị suy giảm nghiêm trọng sức khỏe làn da, xương khớp cho nên việc bổ sung collagen là tất yếu. Người bệnh nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa lượng protein cao để có thể thúc đẩy quá trình sản xuất collagen. Một số loại thực phẩm nên dùng: thịt bò, cá, trứng… hoặc các viên uống collagen bổ sung.
Ngâm bồn nước muối Epsom có thể xoa dịu các cơn đau khớp, đau cơ do bệnh giang mai gây ra cũng là cách chữa giang mai tại nhà hiệu quả. Muối Epsom rất hữu hiệu cho việc chống viêm. Hãy cho hai thìa muối vào cùng tinh dầu khi tắm và lặp lại mỗi ngày để cải thiện dấu hiệu bệnh.
Tắm muối Epsom là một trong những cách chữa giang mai tại nhà hiệu quả. Ảnh: Internet
Phát ban lan rộng trong giai đoạn thứ phát đem lại không ít phiền phức cho bệnh nhân. Hãy thử hỗn hợp kem gồm: bơ cacao, dầu hạt nho, đất sét bentonite, gel nha đem, tinh dầu hoa oải hương và nước cây phỉ trộn đều để bôi lên vùng da bị bệnh trong vòng 15 phút rồi rửa sạch sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng này.
Bệnh giang mai ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần người bệnh cho nên hãy cho bản thân thời gian thư giãn qua các bài tập thể dục. Những bài pilates, yoga, đi bộ… không những đem lại lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp bệnh nhân đẩy lùi chứng trầm cảm, căng thẳng hiệu quả.
Các bài tập như đi bộ, yoga hỗ trợ cho quá trình chữa trị giang mai tại nhà. Ảnh: Internet
Tương tự như tập luyện thể dục, massage sẽ đem lại tinh thần phấn chấn hơn cho người bệnh và là một phương pháp chữa trị giang mai tại nhà hiệu quả. Các động tác mát xa không những khiến cơ thể được thả lỏng thư giãn mà còn tăng cường hệ thống miễn dịch ở bệnh nhân.
Trên đây là những gợi ý chữa giang mai tại nhà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.