Nấm họng là gì? Nấm họng là tình trạng viêm niêm mạc vùng hầu họng thường xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh còn được gọi với những tên khác như: viêm họng do nấm, viêm amidan nấm, tưa miệng hoặc bệnh nấm amidan.
Viêm amidan là tình trạng viêm của một hoặc nhiều thành hầu bạch huyết của vòng bạch huyết, thường xuyên nhất là amidan.
Phần lớn trường hợp, nguyên nhân gây ra nấm họng là do các loại nấm men như: Candida, C. intermedia, C. glabrata, S. brumpti, C. parapsilosis, Albicans, C. sake,... Một số bệnh nhân sử dụng dài ngày các loại thuốc kháng sinh, thuốc corticoid do mắc các chứng tiểu đường, lao phổi có thể khiến bệnh nấm họng càng trở nên trầm trọng hơn.
Nấm họng do nhiều loại nấm gây ra, trong đó có nấm Candida. Ảnh: Internet
Người có thói quen vệ sinh vùng miệng kém hoặc đang điều trị tia xạ vùng miệng, gặp các chấn thương vùng họng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh dễ xảy ra ở những người bị suy giảm sức đề kháng do dùng nhiều thuốc kháng sinh, corticoid, thuốc gây độc tế bào để điều trị các bệnh mãn tính. Những người thường xuyên hút thuốc lá cũng có tỷ lệ mắc bệnh vùng họng cao hơn người bình thường.
Người mắc nấm họng thường có các biểu hiện như: khó bỏng rát vùng cổ họng, cảm giác lấn cấn trong cổ, cổ họng khô và đau nhức khó chịu, có thể kèm ho...
Khi hoạt động nhai nuốt hoặc uống các loại thực phẩm kích thích thì cơn đau biểu hiện rõ rệt hơn, cường độ đau tăng lên.
Khi chẩn đoán là bệnh nhân cảm thấy đau khi chiếu xạ vào vùng hàm dưới, mặt trước của cổ và tai. Biểu hiện cụ thể qua các vết vá sưng niêm mạc do nhiễm độc, bệnh nhân bị nấm họng cũng hay cáu gắt thường xuyên.
Thông thường, cổ họng của bệnh nhân sẽ xuất hiện những vết vá màu trắng với kích thước khác nhau phù thuộc vào tình trạng bệnh. Ngami ra, khu vực niêm mạc hồng ban và có vết loét chảy máu. Trong trường hợp, bệnh nhân có những vết vá màu vàng thì bệnh rất khó điều trị vì nó có thể liên quan đến bệnh bạch hầu họng.
Nấm họng gây ra các cơn đau khi nhai, nuốt, giao tiếp. Ảnh: Internet
Bệnh nhân khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng họng cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị chứ không nên tự ý mua thuốc để uống.
Một số thuốc kháng sinh mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng đối với các bệnh nhân mắc nấm họng là nystatin, dequalinium clorua, fluconazol,amphotericin B....Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ do đó bệnh nhân cần thường xuyên tái khám để bác sĩ theo dõi.
Đồng thời, người bệnh cần phải tuân theo liệu trình, thời gian như phác đồ của bác sĩ chỉ định để tránh bệnh tái phát. Bệnh nhân chú ý vệ sinh răng miệng vòm họng kĩ càng sạch sẽ, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng.
Hiểu rõ bệnh nấm họng là gì và tác hại của bệnh đối với đời sống sinh hoạt, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh với những lưu ý sau đây:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn kĩ lưỡng đặc biệt là trước khi ăn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Vệ sinh nhà vệ sinh, bồn tắm, bồn cầu trước khi sử dụng.
- Không sử dụng chung thực phẩm, ly, chai nước hoặc đồ dùng dùng cá nhân.
- Nên tránh xa, từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Khám răng miệng định kỳ, vệ sinh răng giả (nếu có) thường xuyên.
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ.
- Có chế độ thực phẩm lành mạnh, giàu khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.